Eugéne Etsebeth – một chuyên gia công nghệ tại Ngân hàng Dự trữ Nam Phi từ năm 2013 – 2017, trong thời gian làm việc tại ngân hàng dự trữ, ông là chủ tịch nhóm tiền tệ ảo và sổ cái phân tán.
Trong ý kiến của Etsebeth về lý do tại sao ông tin các ngân hàng TW sẽ không thể thích ứng với những đổi mới trong cryptocurrency . Ông đưa ra với lập luận, các ngân hàng đơn giản không được thiết lập để cạnh tranh với làn sóng thay đổi về công nghệ mạnh mẽ như hiện nay.
Đó là một xu hướng quen thuộc, hiện tại với các mảng về truyền thông (internet), ngành công nghiệp năng lượng (năng lượng mặt trời), sản xuất (in ấn 3D) và tài chính (cryptocurrency) – quyền lực trong việc tự kiểm soát đang dần chuyển từ các quốc gia sang mỗi cá nhân.
Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng TW, cho phép các quốc gia duy trì sự độc quyền của họ đối với việc phát hành các loại tiền tệ, trái phiếu và trái phiếu chính phủ. Trong khi ngoại giao và sản xuất không phải là trọng tâm của họ, thì các cryptocurrency và các dự án ICO lại rơi vào tay các ngân hàng TW.
Trong hệ thống này, các ngân hàng TW không phát hành đấu thầu hợp pháp. Thay vào đó, các miner và các thuật toán sẽ kiểm soát việc phát hành token, nguồn cung tiền. Trong khi trước đây, các ngân hàng được cấp phép lưu trữ, gửi và chi tiền tệ, giờ đây các nhà cung cấp và trao đổi ví tiền cho phép thực hiện các tính năng tương tự.
Sự phục hưng tiền tệ đã đến và các ngân hàng TW đang nghiên cứu kĩ càng hơn về cryptocurreny. Mỗi ngân hàng TW sẽ có sự thay đổi khác nhau tùy thuộc vào nghiên cứu họ đang thực hiện.
Singapore đã và đang nghiên cứu về khái niệm sử dụng công nghệ sổ cái phân tán để giải quyết các giao dịch xuyên biên giới trong thời gian thực, Ngân hàng Anh lại thử nghiệm với Ripple. Các ngân hàng TW thậm chí còn đang tìm kiếm để xây dựng các phiên bản tiền tệ kỹ thuật số của riêng mình.
Mặc dù vậy, các ngân hàng TW vẫn chưa thể chuẩn bị thật tốt để đối mặt với sự phục hưng về mặt huy động vốn.
Trên thực tế, có 10 lý do chính đáng tại sao hầu hết các ngân hàng TW không thể vượt qua được các cryptocurrency. Chắc chắn, một số ít các ngân hàng TW sẽ tiếp tục duy trì sự cạnh tranh về tiền tệ với cryptocurrency và các ICO đã bắt đầu phân quyền điều hành.
1. Lực lượng lao động nhanh chóng lạc hậu
Các ngân hàng TW cần phải thu hút và giữ lại được những tài năng mới để giải quyết các yêu cầu một cách cởi mở và minh bạch hơn cũng như sự chuyển đổi kỹ thuật số trong bối cảnh thế giới toàn cầu ngày càng phức tạp.
2. Quyết định chậm
Việc ra quyết định ở các ngân hàng TW giống như lội qua thác nước – những quyết định mất hàng tháng vì phải thông qua nhiều bên.
Các nhóm làm việc cần phải biên soạn các tài liệu chi tiết và phải được xem xét, ký kết bởi tất cả các bên trước khi họ có thể đệ trình lên thủ trưởng các sở hoặc phó thống đốc.
3. Quá ít những người công nghệ và đổi mới
Thiếu các nhà khoa học, các nhà kinh tế học và các nhà tư tưởng lớn – xuất sắc ở các ngân hàng TW. Các nhà nghiên cứu suy nghĩ về các khái niệm còn các nhà kinh tế giỏi thì thích dữ liệu trong khi các nhà hoạch định chính sách quản lý về nguyên nhân và hậu quả của việc ban hành luật.
Tuy nhiên, nói chung các nhà công nghệ lại không được coi trọng trong các cuộc thảo luận khi nói đến các quyết định về chính sách và kinh tế đối với tiền tệ ở các ngân hàng.
4. Sợ thử nghiệm
Mặc dù một số ngân hàng TW đang tham gia thử nghiệm, nhưng vẫn còn e dè khi đi từ lý thuyết đến giai đoạn thí điểm.
Điều này là tự nhiên, nếu một ngân hàng TW mắc lỗi, sẽ khiến các ngân hàng mất đi danh tiếng là nền tảng của các ngân hàng TW. Cũng có một số lo ngại về việc hợp pháp hóa các quy định ban đầu liên quan đến cryptocurrency và các công nghệ mới liên quan.
5. Tư duy đóng hộp
Các ngân hàng TW cũng tương tự như các tập đoàn trong đó có một số phòng ban riêng biệt đòi hỏi nhiều kỹ năng và đầu ra khác nhau.
Những khác biệt này làm cho việc tiếp cận công nghệ mới và các tour du lịch kinh tế như cryptocurrency trở nên khó khăn hơn vì không phù hợp với bất kỳ một lĩnh vực công nghiệp nào theo phong cách tập đoàn.
Để nhấn mạnh tính chất tập đoàn của các ngân hàng TW, các bộ phận chính và bộ kỹ năng chính được liệt kê dưới đây:
6. Cách tiếp cận cách mua so với nghiên cứu và phát phát triển
Hầu hết các ngân hàng TW không có khả năng phát triển phần mềm đáng kể. Vì vậy, bất kỳ dự án mới sẽ phải mua công nghệ của nó. Sự thiếu hụt trầm trọng của các ngân hàng TW có thể giải thích được hoặc sử dụng Merkle.
7. Bị kẹt trong hiện trạng
Phần lớn các ngân hàng TW là các ngân hàng hướng nghiệp, vì vậy mong muốn và khả năng thay đổi không được khích lệ. Thay đổi thường được coi là một mối đe dọa đối với nhân viên và mối đe dọa đó vẫn dai dẳng đến giờ.
8. Các mối quan hệ đương nhiệm
Hoạt động của các ngân hàng nhỏ đều dưới sự giám sát của các ngân hàng TW, tạo khả năng về lời nhuận từ tiền gửi của khách hàng. Ngân hàng TW yêu cầu các ngân hàng cố gắng giữ chân tiền của người gửi và kêu gọi càng nhiều khách hàng càng tốt: tức là tối đa hóa tài chính. Nhiệm vụ của các ngân hàng là phục vụ công dân của một quốc gia theo chỉ thị của ngân hàng TW.
Những mối quan hệ và giấy phép để hoạt động với phí ngất ngưỡng nên không dễ dàng thay đổi từ các thành viên mới.
9. Phối hợp liên Chính phủ
Cũng giống như các phòng ban trong ngân hàng TW có xu hướng bị bỏ rơi, do đó, các cơ quan liên chính phủ phải xem xét vấn đề tiền tệ.
Họ trông giữ kho bạc, thông tin tài chính (KYC), cơ quan thực hiện dịch vụ tài chính, ngân hàng TW, doanh thu thuế và các đơn vị dịch vụ bảo mật. Mỗi đơn vị này có thể có các hành vi và quy định khác nhau chồng chéo lên cryptocurrency và ICO.
10. Phối hợp quốc tế
Trên diện quốc tế, quốc gia phải được hướng dẫn từ nhiều tổ chức như G20 hoặc G7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), Tổ công tác Tài chính (FATF) và INTERPOL. Sự phối hợp quốc tế thường đòi hỏi việc ngoại giao kéo dài và các chương trình nghị sự.
Video đề xuất:
Ngân hàng Thuỵ Sĩ chấp nhận Bitcoin
Ngân hàng Thuỵ Sĩ chấp nhận BitcoinNguồn Bản tin tài chính kinh doanh sáng 13/7/2017
Posted by Tiền điện tử on Thursday, 13 July 2017
Xem thêm:
Nicholas – tiendientu.org
coindesk – 20.8.2017