Follow Tiendientu on Telegram

B2B là gì? Tổng quan về mô hình kinh doanh B2B

NHK Team 23/01/2020

Follow Tiendientu on Telegram

Cũng giống như B2C, B2B cũng đang là mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm và triển khai áp dụng. Mô hình kinh doanh B2B giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp khác. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm thông tin về mô hình này thì hãy cùng tìm hiểu bài viết B2B là gì và tổng quan về mô hình kinh doanh B2B dưới đây nhé.

B2B là gì?

Mô hình B2B (từ viết tắt của Business to business) là một mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp khác thay vì đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng trong mô hình B2C.

Các loại sản phẩm, dịch vụ của mô hình B2C cung cấp rất đa dạng, có thể là những sản phẩm hữu hình hay sản phẩm dạng kỹ thuật số hoặc một dịch vụ vô hình khác,…

B2B là gì

Vai trò của mô hình kinh doanh B2B

B2B là mô hình kinh doanh khá đặc biệt với quy trình mua hàng riêng biệt nhằm mục đích giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, và mang lại nhiều cơ hội hợp tác khác nhau cho các doanh nghiệp hơn.

Với mô hình B2B, khi doanh nghiệp của bạn tạo được độ uy tín nhất định đối với những đối tác khác sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với nhiều đơn vị doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực và các lĩnh vực bổ trợ. 

B2B giúp hiệu quả hợp tác kinh doanh nâng cao bởi B2B mang lợi ích của tập thể và có yếu tố logic cao nên nó giúp loại bỏ những yếu tố cảm xúc chủ quan.

4 mô hình kinh doanh B2B phổ biến

Cùng tìm hiểu 4 mô hình chính rất thường gặp của B2B sau đây:

Mô hình B2B chủ yếu thiên bên mua

Trong mô hình B2B chủ yếu thiên bên mua thì đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chủ đạo và nhập các nguồn hàng cũng như sản phẩm từ bên thứ ba. Ngoài ra, một số đơn vị mua còn có hẳn website về các nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cần mua, các đơn vị bán sẽ truy cập vào website sau đó báo giá cũng như phân phối sản phẩm tới đơn vị mua.

Ở Việt Nam, loại hình kinh doanh B2B này thường ít gặp hơn nhưng ở nước ngoài loại hình kinh này vẫn hoạt động khá mạnh.

Mô hình B2B thiên bên bán

Đây là loại hình kinh doanh B2B đang rất phổ biến tại Việt Nam. Với mô hình này, doanh nghiệp sở hữu một trang web thương mại điện tử cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị thứ ba như doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hoặc sản xuất… hoặc người tiêu dùng cuối cùng nhưng bán với số lượng lớn chứ không bán lẻ số lượng ít.

Mô hình B2B dạng trung gian

Mô hình này khá phổ biến, đây là hình thức 2 doanh nghiệp trao đổi sản phẩm và dịch vụ với nhau qua bên thứ 3 là sàn giao dịch thương mại điện tử như Lazada, Hotdeal, Zalora, Cungmua…

Trên sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm, dịch vụ lên quảng bá, sau đó các doanh nghiệp có nhu cầu mua sẽ xem và đặt hàng trực tiếp trên sàn. Các giao dịch trên sàn được sự bảo vệ quyền lợi và tuân thủ theo luật lệ của sàn thương mại điện tử trung gian.

Mô hình kinh doanh B2B

Loại hình thương mại hợp tác

Mô hình kinh doanh B2B dạng này có đặc điểm mang tính chất tập trung và nó thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị. Mô hình này thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:

  • Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges)
  • Chợ điện tử (e-marketplaces)
  • Thị trường điện tử (e-markets)
  • Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)
  • Cộng đồng thương mại (trading communities)
  • Chợ trên mạng (net marketplaces)
  • Trung tâm trao đổi (exchange hubs)

Cách doanh nghiệp sử dụng mô hình B2B ở Việt Nam

Hiện nay, mô hình kinh doanh B2B ở Việt Nam đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm áp dụng. Cụ thể các doanh nghiệp đã xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm và dịch vụ, tiếp cận với khách hàng một cách gần hơn và chính xác hơn. 

Một số doanh nghiệp ở Việt Nam đang áp dụng mô hình B2B dạng trung gian rất phổ biến và phát triển như Lazada, Tiki, Zalora, Cungmua, Hotdeal, Foody,…

Mặc dù vậy, do mới tiếp cận với mô hình B2B vẫn vận hành theo cách thức truyền thống nên các doanh nghiệp còn gặp khá nhiều khó khăn, cơ hội thăng tiến vẫn còn bị bỏ ngỏ. 

Những hạn chế khi áp dụng mô hình kinh doanh B2B

Mô hình kinh doanh B2B mang lại khá nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại nhiều cơ hội hợp tác nhưng việc áp dụng mô hình này còn gặp nhiều hạn chế như:

Các doanh nghiệp chưa tận dụng được mạng xã hội để hỗ trợ cho việc phát triển website của mình.

Giao diện chưa thân thiện với người dùng, tin tức cập nhật không thường xuyên và việc tương tác với người dùng còn khó khăn nên doanh nghiệp ít tiếp cận được khách hàng tiềm năng.

Việc xử lý phản hồi từ khách hàng còn chậm trễ dẫn tới việc doanh nghiệp chậm trễ trong việc biết được “sản phẩm” của mình “bán” ra có hiệu quả hay không thông qua ý kiến khách hàng. Nếu không biết được ý kiến của khách hàng thì doanh nghiệp không thể cải thiện sản phẩm, dịch vụ theo hướng tốt hơn để phục vụ khách hàng được.

Các sàn thương mại điện tử không nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng do thiếu tính minh bạch trong các chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Thông qua bài viết này, chắc rằng bạn đã hiểu về B2B là gì rồi đúng không? Trước khi lựa chọn hình thức kinh doanh B2B và các hình thức khác như B2C, bạn cần tìm hiểu rõ về đặc điểm, cơ hội và thách thức của các mô hình này để lựa chọn mô hình phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và cả thế mạnh của doanh nghiệp.

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org