Follow Tiendientu on Telegram

B2C là gì? Điểm danh 7 mô hình kinh doanh chính của B2C

NHK Team 22/05/2020

Follow Tiendientu on Telegram

Hiện nay, mô hình B2C đang là mô hình kinh doanh được dùng nhiều trong ngành thương mại điện tử. B2C không những mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm với giá cả thấp nhất. Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh này, các bạn cùng tìm hiểu bài viết “B2C là gì, điểm danh 7 mô hình kinh doanh chính của B2C” nhé.

B2C là gì?

B2C (từ viết tắt của cụm từ Business To Customer) là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng.

Mô hình B2C là mô hình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp đến những người tiêu dùng là người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng được gọi là doanh nghiệp B2C.

Điều kiện để triển khai mô hình kinh doanh này là các doanh nghiệp, công ty cần có một kênh bán hàng trực tuyến như website, fanpage, Zalo shop. Bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào cũng có thể chọn B2C là mô hình kinh doanh chính của mình vì mô hình này khá đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật phức tạp và liên quan đến pháp lý.

 B2C là gì

Đặc điểm của mô hình B2C

  • Sản phẩm dẫn dắt phục vụ nhu cầu khách hàng.
  • Tối đa hóa giá trị của giao dịch.
  • Thị trường mục tiêu cực kỳ rộng lớn, phủ rộng khắp nơi.
  • Quy trình mua hàng từng bước rõ ràng và đơn giản.
  • Thông qua sự lặp lại và hình ảnh giúp nhận diện thương hiệu.
  • Điều kiện mua hàng, giá cá, chính sách, đổi trả hàng hóa đều được cập nhật chi tiết trên website bán hàng.
  • Thông qua các chính sách, giá cả giúp người tiêu dùng quyết định có mua hàng hay không.

Lợi ích của mô hình B2C

  • Mô hình kinh doanh B2C giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng như thuê cửa hàng trưng bày, người bán hàng và chi phí quản lý cũng giảm hơn.
  • Giúp người tiêu dùng không phải mất thời gian di chuyển ra ngoài để mua hàng.
  • Ngoài ra, khách hàng còn có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm giá tốt và chọn nơi mua uy tín nhất.

Ưu điểm và hạn chế của mô hình B2C 

Ưu điểm

Đối với khách hàng

  • Giúp giảm chi phí và thời gian giao dịch, tăng khả năng tiếp cận với thông tin của nhiều người bán, từ đó giúp người mua tìm được nơi bán có giá thấp nhất. 

Đối với doanh nghiệp: 

  • Giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mở cửa hàng.
  • Giảm chi phí quảng cáo tiếp thị vì quảng cáo trên internet rẻ hơn so với các phương thức truyền thông khác.
  • Lượng khách hàng tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp trên website sẽ nhiều hơn.
  • Vấn đề dịch vụ sau mua hàng giải quyết dễ dàng, giúp giảm chi phí liên lạc với khách hàng.

Hạn chế 

  • Các doanh nghiệp cần phải có giải pháp bán hàng, chế độ chăm sóc khách hàng tối ưu và hiệu quả. 
  • Doanh nghiệp cần cân nhắc về phương thức thanh toán trực tuyến, phương thức vận chuyển hàng hoá, tìm ra thức thức an toàn nhất. 
  • Đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn từ nhân lực cho đến trang thiết bị.
  • Vấn đề tồn kho đáng lo ngại vì bản chất của B2C là bán hàng trong thời gian dài dẫn đến tồn kho.
  • Đối tượng cạnh tranh nhiều, cạnh tranh trực tiếp với cách doanh nghiệp B2C và gián tiếp với mô hình offline như siêu thị, chợ, cửa hàng.

Mô hình kinh doanh của B2C

7 mô hình kinh doanh chính của B2C

Sau khi biết về B2C là gì, những lợi ích và ưu nhược điểm của B2C thì chúng ta cùng tìm hiểu về các mô hình kinh doanh chính của mô hình này nhé.

Cổng thông tin (Portal)

Các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh Portal điển hình như: Yahoo, AOL,…

Mô hình doanh thu:

  • Quảng cáo
  • Phí định kỳ
  • Phí giao dịch

Nhà bán lẻ điện tử (E-tailer)

Có 4 loại nhà bán lẻ điện tử:

  • Người bán hàng ảo (Virtual merchants)
  • Clicks and bricks
  • Doanh mục người bán hàng (Catalog merchants)
  • Nhà sản xuất trực tiếp (Manufacturer-direct)

Mô hình doanh thu:

  • Bán hàng
  • Phí giao dịch

Nhà cung cấp nội dung (Content provider)

Các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh Content provider điển hình như: CNN.com, ESPN.com, sportsline.com,…

Mô hình doanh thu:

  • Quảng cáo
  • Phí định kỳ
  • Phí liên kết

Nhà trung gian giao dịch (Transaction broker)

Các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh Transaction broker điển hình như: E-trade.com, Expedia,…

Mô hình doanh thu:

  • Phí giao dịch

Nhà tạo thị trường (Market creator)

Các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh Market creator điển hình như: eBay.com, priceline.com,…

Mô hình doanh thu:

  • Phí giao dịch

Nhà cung cấp dịch vụ (Service provider)

Các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh Service provider điển hình như: Lawinfo, oneDrive, GoogleDrive,…

Mô hình doanh thu:

  • Bán dịch vụ
  • Phí định kỳ

Nhà cung cấp cộng đồng (Community provider)

Các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh Community provider điển hình như: about,…

Mô hình doanh thu:

  • Quảng cáo
  • Phí định kỳ
  • Phí liên kết

Trên đây, tiendientu.org vừa cung cấp cho các bạn thông tin về B2C là gì và 7 mô hình kinh doanh chính của B2C. Nếu bạn có ý định bắt đầu kinh doanh, có thể tham khảo để lựa chọn mô hình B2C với nhiều lợi ích này nhé.

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org