Từ khi Facebook quyết định phát hành đồng tiền số Libra. Cả thế giới dường như xôn xao hẳn lên. Hàng loạt các quan điểm về đồng tiền này đã được đưa ra. Và dưới đây là ý kiến chỉ rõ ba điều sai của Mark về Libra.
Bài viết được đăng trên Facebook của anh Nguyễn Việt Hùng, chủ trang blog https://hungkaka.xyz/, nơi chia sẽ những câu chuyện khởi nghiệp. Được sự đồng ý của tác giả, tiendientu.org xin đăng lại và giữ nguyên văn phong tác giả (chỉ dịch ra một vài từ tiếng anh cần thiết).
Nội dung bài viết
Trong tất cả mọi ngành nghề, cái gì cũng liên quan đến tiền. Từ tình yêu, tình báo cho đến Agritech, Healthtech, Insurtech, Robotics, AI – Machine Learning cho đến E-commerce, On-demand-service, Fintech,…
Trong thời gian đó, Satoshi Nakamoto, một khoa học gia về cryptography and computer science (mật mã và khoa học máy tính) mà chẳng ai biết danh tính, đã phát triển một công nghệ mang tên Blockchain. Từ đó, mở đường cho việc phát hành đồng tiền mã hóa với tham vọng loại bỏ tiền pháp định. Sau là tư nhân hóa tiền tệ.
Theo lý tưởng của Satoshi, thế giới này là bình đẳng và bất kỳ ai cũng phát hành được đồng tiền của mình. Nhưng rồi chính sự quá tay của giới chính quyền, một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã diễn ra. Để rồi hệ thống tiền tệ phải được đập đi xây mới…
Và ông đã làm được điều trước mắt:
Satoshi muốn làm điều đó để loại bỏ lạm phát, mong muốn giúp đỡ người nghèo. Đó là lý do duy nhất. Dù rất khó để thực hiện được, trừ khi mọi điều kiện và hệ quy chiếu trở nên hoàn hảo.
Khi ông cho rằng, việc những kẻ tư bản bơm tiền vào dòng chảy hiện hành một cách không kiểm soát sẽ làm lũng đoạn thị trường. Từ đó gây khốn khổ cho loài người, người giàu càng trở nên giàu và người nghèo càng trở nên nghèo hơn… Con người chỉ cần tình yêu thôi chứ tiền nhiều để làm gì – Đặng Lê Nguyên Vũ đã nói như vậy còn “tiền ở đâu ra” thì ảnh không nói.
Từ giao dịch đầu tiên được ghi có trên network Bitcoin vào ngày 09/01/2009. Đến thời điểm hiện nay, tổng vốn hóa thị trường Bitcoin đang rơi vào khoảng 189 tỷ USD. Còn cái bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TW Mỹ chỉ tương đương 38.000 tỷ USD (tháng 06/2019).
Như vậy, vốn hóa thị trường hiện tại của BTC so với USD chiếm gần 5%. Một con số còn rất nhỏ. Tất nhiên, thị trường cryptocurrency này đến nay vừa tròn 10 năm nhưng vẫn còn rất sơ khai. Bạn nào làm Blockchain cứ bình tĩnh mà làm, không đi đâu mà vội. Vì thị trường này gần như đã rơi vào tay người Đại Lục (Trung Hoa) rồi.
Đến khi nào con số này chiếm hơn 50% rồi nhảy vọt lên trên 70%. Toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ truyền thống sụp đổ, gây ra một cuộc đại khủng hoảng trên toàn cầu. Lúc này, người giàu vẫn giàu hơn, người nghèo vẫn nghèo hơn thôi. Bởi các quốc gia khác, các ngân hàng trung ương, ngân hàng cổ phần,… đâu có khoanh tay ngồi nhìn.
Thị trường cryptocurrency còn cần một giai đoạn đại quá độ nữa. Kỷ nguyên của tiền riêng tư và nền token hóa nền kinh tế đang đến. Vậy mà dân đen như chúng ta ngồi nhìn nước chảy đến đâu bèo trôi đến đấy… Trái ngược với Satoshi Nakamoto (một người không rõ danh tính), trên bản đồ thế giới có hai quốc gia không có tên nhưng lại được xác định đó là Facebook (Mỹ) và Wechat (Trung Quốc). Với tổng dân số của hai “quốc gia” này chiếm gần một nửa trái đất.
Ngày 18/06/2019, Mark Zuckerberg, ông trùm Facebook, đã đăng tải một dòng trạng thái gây shock. Đại ý khoe việc đi trước một bước của mình trong quá trình đăng ký thành lập quốc gia điện tử, phát hành Libra – đồng stablecoin.
Từ bài đăng của Mark Zuckerberg, tạm thời mình sẽ chỉ ra ba lỗi sai cơ bản nhất. Dù vậy, thực sự mình không tin đây là nội dung bài đăng của Mark vì như thế là quá tệ hoặc không hiểu về tokenized economics. Tất nhiên, Mark quá thông minh để hiểu điều này nên mình mới đoán Mark cố tình nói vậy chỉ để thăm dò thị trường và xem phản ứng của các dư luận viên khắp nơi.
#1: Hội liên hiệp phi lợi nhuận Libra tạo ra một loại tiền tệ mới, gọi là Libra
Mark nói “phi lợi nhuận” nhưng động thái thì lại “pump” vào thị trường một dòng tiền khổng lồ mà có thể nói, riêng hội liên hiệp của Mark, lại “không lo” về vấn đề lạm phát… Nghe rất buồn cười… Mark lên Facebook nói chuyện mà như đi diễn thuyết cho các bạn sinh viên mới bước chân vào đại học…
#2: Nhiều công ty sẽ xây dựng dịch vụ của họ và sử dụng đồng Libra
Theo ý Mark, từ các dịch vụ thanh toán như Mastercard, PayPal, PayU, Stripe và Visa, đến các dịch vụ phổ biến khác như Booking, eBay, Farfetch, Lyft, Spotify và Uber. Cho đến các tổ chức phi lợi nhuận khác đang làm các công việc quan trọng có liên quan đến tài chính như Kiva, Mercy Corps and Women’s World Banking. Cũng như các công ty trong lĩnh vực crypto như Anchorage, Coinbase, Xapo, Bison Trails…. Tất cả sẽ dùng đồng Libra được hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain.
Nếu đúng như thế, ở giai đoạn này, Mark mới thăm dò thị trường và nói về mobile money dùng công nghệ Blockchain để nghe ngóng dư luận. Nhìn vào danh sách trước mắt, hơn quá nửa sau này sẽ phát hành đồng cryptocurrency riêng rồi. Hãy đợi đấy, Mark! Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đâu có ngốc như vậy.
#3: Riêng đối với “đất nước” của Mark
Mark phát ngôn như sau:
“Tất cả sẽ được xây dựng trên nền tảng công nghệ Blockchain. Và đó là phi tập trung.”
Nhưng, chàng trai trẻ này lại nói thêm:
“Calibra (ví trữ đồng Libra) sẽ được kiểm soát như những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác. Nếu bạn mất một đồng Libra, chúng tôi sẽ hoàn trả một đồng Libra.”
Đoạn này không có gì buồn cười hơn. Vâng, phi tập trung nhưng lại chịu sự quản lý. Lại còn Mark sẽ đứng ra bảo kê, sẽ hoàn tiền cho người dùng. Nói như Mark hoàn toàn là mô hình tập quyền.
Sau cơn đại địa chấn Mark tạo ra. Thị trường cryptocurrency đẩy giá Bitcoin lên gần 14.000 USD sau đó quay đầu về bờ. Vì khắp nơi trên thế giới đồng loạt ban bố kế hoạch của mình.
#1: China (Trung Hoa Đại Lục) là nước đã sẵn sàng chiến đấu
Sau khi Facebook phát hành whitepaper của Libra được một tháng. Google Trends đo được Trung Quốc là nơi có lượng tìm kiếm về Libra cao nhất. Đồng nghĩa người Trung Hoa lên google tìm kiếm, cứ 100 người lại có đúng 100 người tìm kiếm Libra. Đó là chưa kể đến những người dùng Google tại Trung Quốc có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Tờ Nam Hoa Tảo Báo (South China Morning Post – chủ sở hữu là Alibaba) đã giật cái tít với dẫn ngôn chính thức từ NH Trung Ương Trung Quốc như sau:
“Facebook’s Libra forcing China to step up plans for its own cryptocurrency – Libra của Facebook buộc Trung Quốc phải đẩy mạnh kế hoạch cho cryptocurrency của riêng mình.”
Thực ra NH Trung Ương Trung Quốc đã nghiên cứu về cryptocurrency từ 2014 rồi. Chỉ là hiện tại chưa có thông báo chính thức. Chỉ mới đưa ra thông tin về cái gọi là “digital currency” và ban bố lệnh cấm, kìm cặp phong tỏa,…
Wang Xin, cục trưởng cục nghiên cứu của PBOC – Ngân hàng nhân dân Trung Hoa – đã hỏi một câu rất sắc sảo:
“If Libra is widely used for payments, cross-border payments in particular, would it be able to function like money and accordingly have a large influence on monetary policy, financial stability and the international monetary system – Nếu Libra được sử dụng rộng rãi để thanh toán, đặc biệt là thanh toán xuyên biên giới, liệu nó có thể hoạt động như tiền và do đó có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ, ổn định tài chính và hệ thống tiền tệ quốc tế không?”
Ý là, nếu các anh (US) mà triển khai Libra như vậy. Thì hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế sẽ sập đấy. Giới thạo tin tài chính đồn đoán PBOC liên kết với Hương Cảng đập vào 100 tỷ USD để tạo ra một cái stablecoin… Như nào thì hồi sau sẽ rõ.
#2: G7 & European Union là các nước bình ổn nhất
Pháp đã lãnh đạo nhóm G7, cùng với Canada, Đức, Ý, Nhật, Anh và Mỹ cùng ngồi bàn một việc là làm sao có khuôn khổ về Pháp lý – Quản lý – Đánh thuế trước. Thuế là vấn đề G7 dòm ngó và quan ngại nhất sau khi nhìn vào quốc gia phá sản Venezuela. Mặc dù ngồi chung bàn với G7, nhưng Mỹ không quan tâm, Vì Mỹ luôn nghĩ hệ thống tiền tệ của thế giới này là của Mỹ, đất trời đã định sẵn…
Trong khi đó, toàn bộ hệ thống của Châu Âu nói chung được xây dựng từ trước những năm 1900. Người Châu Âu làm cái gì cũng lên kế hoạch 100 năm không thay đổi. Từ cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm cho đến giao thông, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, tài chính. Do đó, tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron muốn thay đổi thì còn lâu. Từ giờ, thế hệ ông đang lên kế hoạch cho mười năm sau.
Nên về cơ bản, trước diễn biến thị trường thay đổi như vậy, Châu Âu tạm thời ngồi nhìn và phải ủng hộ.
#3: Nhật Bản là nước đã đi trước một bước
Không ai khác, Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên công khai chấp thuận cryptocurrency. Bởi lẽ, người Nhật có niềm tự hào là những người con của Nhật Hoàng, trên trái đất bụi trần này, mặt trời mọc trước tiên là ở xứ Phù Tang.
Bạn đọc có thể xem thêm bài viết về social payment tại đây.
Có lẽ, Trung Quốc là nước đầu tiên giết chết tiền mặt. Nhưng, Nhật Bản là nước đầu tiên dập tắt vai trò của ngân hàng trung ương. Và chúng ta hãy chờ xem có đúng không nhé! Song, không thể phủ nhận ngay cả quốc gia thân thiện với cryptocurrency như Nhật Bản cũng lo lắng trước mối đe dọa của Libra.
#4: Ấn Độ là nước lo ngại nhất
Trong tất cả các quốc gia phản ứng về Libra. Ấn Độ là nước lo ngại nhất vì họ sợ mất đi đòn bẩy của mình. Đơn giản India là nước có lượng người dùng lớn nhất trên thế giới của Facebook, lớn gần gấp rưỡi Mỹ. Dân số India có 1.36 tỷ thì gần 270 triệu người dùng Facebook.
India đã nói với The Washington Post họ sẽ cấm Libra. Và hiện tại, Ấn Độ cũng đang cấm các sàn giao dịch khác. Vì India là cái nôi của công nghệ, cuộc chơi này người Ấn Độ phải ghi tên mình vào Tàng Kinh Các.
#5: Singapore là nước tinh khôn nhất
Below-the-line, Singapore là nước nhỏ nên phải mở rộng Above-the-line. Vì thế, Singapore đến nay đã trở thành một Tech Hub của cả Đông nam Á. Từ 2015, Singapore đã chấp thuận các dự án cryptocurrency đăng ký ở đây. Đơn giản thôi! Họ nhằm vào mục đích thu thêm thuế mà không phải làm bất cứ việc gì to tát khác. Nên các công ty cryptocurrency kiểu gì cũng phải mở một công ty ở Singapore ngoài cái giấy phép ở các thiên đường thuế khác như BVI nhằm hợp thức hóa vấn đề thanh khoản.
Muốn mở một công ty ở Singapore, phải có Giám đốc địa phương, phải mở tài khoản ngân hàng và phải đóng thuế. Khi vận hành phải có bao nhiêu phần trăm người Singapore trong nội bộ. Các dự án ICO sau khi chạy xong, muốn thanh khoản đồng tiền một cách hợp pháp thì phải nộp tiền cho Singapore.
Nói Singapore là nước khôn nhất là đúng. Vì Singapore đã làm hai bước:
Đồng nghĩa, Singapore đang xây dựng cộng đồng, lấy cộng đồng làm bàn đạp để thống trị thị trường. Singapore bước đi hiên ngang, rất khôn khéo. Trên không thẹn với Lý Quang Diệu, dưới lòng dân hoan hỉ với cổ tức chính phủ chia đều.
#6: Hàn Quốc là nước không nói mà làm
Tháng 03/2019, Samsung đã tung ra mẫu Galaxy S10 với một cái ví tiền mã hóa. Dự kiến sẽ phát hành Samsung coin trong nay mai. Đối với Hàn Quốc, không quan tâm Libra là điều hiển nhiên bởi thị trường này, xứ kim chi đã và đang xây dựng rồi. Trong lĩnh vực này, Hàn Quốc đối với trường quốc tế thì dựa vào Samsung làm bước đệm.
Có hai nước với lòng tự hào dân tộc cao nhất thế giới, một là Nhật, hai là Hàn. Nên với Mỹ, Libra, Hàn Quốc không phải ngại ngùng.
#7: Thái Lan là nước chớp thời cơ nhanh nhất Đông Nam Á
Người Thái mặc dù tên tuổi “đọc vẹo cả mồm”. Nhưng, làm việc thì nhanh chóng. Có thể nói trong lúc các lãnh đạo suy nghĩ về quy định, về những vấn đề mang tầm cỡ “bù nhìn” (như phạt diễn viên, người mẫu bao nhiêu khi họ để lộ… ngực), thì người Thái đã hợp pháp hóa thị trường mại dâm. Người Thái chấp nhận đồng cryptocurrency cũng nhanh như đưa tạp chí Playboy về với đất Phật.
Bank of Thailand (BoT) đã có nguyên mẫu cho Central Bank Digital Currency (CBDC) được áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng của Thái. Việc làm này là chuẩn nhất đối với một vai trò của chính phủ. Bước đi này của người Thái là chuẩn không cần chỉnh, không nói nhiều. Vận hành như nào thì để xem sao…
#8: Việt Nam là nước chưa biết bắt đầu từ đâu
Việt Nam tạm thời mình chưa nói vì ngại va chạm và tạm đưa ra một lời góp ý trong cuộc chơi này là nên theo Tàu, không theo Mỹ. Mình không “đả kích” gì cả, Mình yêu Việt Nam. Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Tạm thời mình chỉ có thể nói được là, Trung Quốc làm như nào mình cứ theo như vậy, chắc chắn thành công…
Chưa bao giờ thấy trên thế giới có một sự đồng thuận sâu sắc nhất trong lĩnh vực này khi phản ứng trước Libra. Đó là cấm. Vì tham vọng của Mark Zuckerberg trong kỷ nguyên chuyển đổi số này là quá lớn so với những gì mà thị trường tài chính có thể tưởng tượng ra. Chắc chỉ có Satoshi mới biết được lòng Mark ra sao.
Joseph Lubin, đồng sáng lập Ethereum, nền tảng tiền mã hóa lớn thứ hai trên thế giới, đã cảnh báo một câu:
“Facebook’s Libra token is like a centralized wolf in a decentralized sheep’s clothing – Đồng token Libra của Facebook là một con sói “tập quyền” đội lốt chú cừu “phi tập trung”.”
Cá nhân mình rất thích tham vọng của Mark. Cái mà Mark nhắm vào không phải là Libra. Trước tiên là nhắm vào các cross-border payment service providers – nhà cung cấp dịch vụ thanh toán xuyên biên giới – rồi đến các ngân hàng ở mỗi quốc gia, sau mới đến người dùng cuối cùng.
Thế nên, mình chỉ nói một câu với Mark là Libra phase 1 của Mark đã thất bại toàn tập. Bao giờ qua phase 2 rồi tính tiếp…
Đây là ý kiến riêng của tác giả, không thể hiện quan điểm/ý kiến của tiendientu.org
Jelly