Follow Tiendientu on Telegram

Block 1 MB – câu chuyện Satoshi Nakamoto chưa kể bao giờ

Quyết Huỳnh 22/09/2017

Follow Tiendientu on Telegram

Bất kỳ ai tìm hiểu về Bitcoin cũng đều biết đến hạn chế kích thước Block 1 MB của loại tiền điện tử này. Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra, người ta thi nhau tìm cách để mở rộng quy mô mạng lưới sao cho hiệu quả và an toàn. Nhưng, chuyện gì cũng có lý do để khởi đầu, và Satoshi cũng có một câu chuyện chưa từng kể để lý giải về con số 1 MB. 

Thời gian ban đầu

Vào năm 2010, khi khái niệm kích thước block được công bố lần đầu tiên, Bitcoin mang một diện mạo hoàn toàn khác so với hiện này. Theymos, quản trị viên diễn đàn Bitcointalk và Bitcoin subreddit hồi tưởng:

“Chẳng ai có thể đoán trước được là người ta sẽ lập các hội để mining Bitcoin cả. Thuở ấy, chúng tôi chỉ nghĩ rằng các miner sẽ là các node, và gần như tất cả các node sẽ tham gia vào mining coin.

Tôi cũng không lường trước sự xuất hiện của các máy ASIC, loại thiết bị này đã tập trung mảng khai thác tiền quá nhiều.

Giao thức SPV (Simplified Payment Vertification – Đơn giản hóa xác nhận thanh toán) hoạt động kém hơn tôi mong đợi. Thực tế, nếu phần đông trong ngành không chạy node thì các miner sẽ có cơ sở để phá vỡ các quy tắc trong mạng lưới và trục lợi.

Hệ thống phí không thực sự hoạt động hiệu quả như tôi dự tính.”

Có lẽ chính vì thế mà vào cuối năm 2010, cha đẻ Bitcoin nhận thấy là cần phải đặt ra giới hạn tối đa cho kích thước Block nếu không nhiều miner có thể tạo ra những Block lớn hơn những miner khác, dẫn đến chain sẽ bị phân tách ra. Do đó, Satoshi đã đi đến quyết định thêm vào mã lệnh giới hạn 1MB cho đồng tiên điện tử đang có giá trị lớn nhất thế giới.

Bí mật được che đậy

Satoshi đã không tiết lộ sự thay đổi này cho đến khi bản cập nhật chính thức được triển khai, và dường như những ai phát hiện ra sự thay đổi này cũng đều giữ kín chuyện này. Dường như Satoshi quyết định giữ yên lặng nhằm không cho những kẻ lợi dụng Block không giới hạn để tấn công DOS vào mạng lưới.

Theymos chia sẻ thêm:

“Satoshi không bao giờ sử dụng IRC và ông cũng hiếm khi tiết lộ mục đích của những việc mình đang làm. Trong trường hợp trên, ông không công bố bất kỳ thông tin nào, cũng như đã nhắn nhủ những người phát hiện ra sự thay đổi đó cần giữ im lặng cho đến khi hệ thống được hoàn thiện để những kẻ tấn công sẽ không lợi dụng thời điểm này mà phá hoại Bitcoin.”

Một khả năng khác là ngay chính bản thân Satoshi cũng không hình dung được những hạn chế mà giới hạn 1 MB gây ra. Vào thời điểm đó, Block có kích thước trung bình hơn 1 MB và dường như còn kịp thời gian để đưa ra một giải pháp mới để khắc phục. Satoshi từng mô tả về kích thước Block như sau:

“Chúng ta có thể thay đổi ở giai đoạn sau nếu điều đó là cần thiết.”

Ông còn nhắc lại một lần nữa:

“Nó có thể được điều chỉnh dần dần, cụ thể như:

Nếu (số Block> 115.000)  / if (blocknumber > 115000)

Kích thước Block tối đa = giới hạn lớn hơn/ maxblocksize = largerlimit

Giới hạn kích thước Block có thể thực hiện trên nhiều phiên bản kế tiếp, do đó, đến thời điểm nó đạt đến số Block và phát huy hiệu quả, các phiên bản cũ không có giới hạn đều trở nên lỗi thời.

Khi ở vị trí cận kề số Block cắt giảm, tôi sẽ gửi thông báo cảnh báo các phiên bản cũ để chắc chắn rằng người dùng biết là họ cần phải nâng cấp.”

Rõ ràng, Satoshi đã dự đoán trước việc điều chỉnh kích thước Block là chuyện đơn giản và không lường trước được rằng sự thay đổi nhỏ trong mã code như vậy lại tạo ra một cơn bão tranh cãi lớn trong cộng đồng.

Nhiều vấn đề có thể đoán trước

Một thành viên tên Kiba trên diễn đàn Bitcointalk từng nhận xét:

“Nếu thực hiện nâng cấp ngay bây giờ, sau này chúng ta không cần phải thuyết phục mọi người cùng đồng thuận nếu Bitcoin tiếp tục phát triển.”

Đáp lại bình luận của Satoshi rằng giới hạn Block luôn có thể được gỡ bỏ nếu cần thiết để hỗ trợ khả năng giao dịch cao hơn, Jeff Garzik chỉ ra rằng:

“Bản thân IMO đã là một phần trong chiến dịch tiếp thị. Khó để thu hút người mua vào kênh hệ thống nếu nền tảng kỹ thuật mạng lưới không tăng tỷ lệ giao dịch lên cao hơn.”

Tại sao không thể lớn hơn 1MB?

Nhiều người thắc mắc tại sao Satoshi không tăng kích thước Block lên khoảng 8 MB chẳng hạn. Dưới đây là 3 lý do giải thích cho vấn đề này:

  • Điều này không cần thiết vào thời điểm đó, vì 1 MB thậm chí còn lớn hơn nhiều so với các Block lớn nhất từng được khai thác trước đó.
  • Về mặt kỹ thuật, kích thước đó dễ thay đổi, chỉ cần thay thế một giá trị trong mã code ta sẽ được mã khác.
  • Các Block càng lớn càng chứa nhiều vấn đề về kĩ thuật.

Trở lại năm 2010, Internet chưa đủ khả năng chuyển khối Block đi hiệu quả, rồi đến năm 2015, Theymos hồi tưởng như sau:

“Một vấn đề rõ ràng và dễ hiểu ở đây là để trở thành một node xây dựng mạng lưới, bạn cần phải nhanh chóng cập nhật nhiều block mới đến 8+ node ngang hàng. Vì thế, với block 8 MB  thì  chúng ta sẽ cần tốc độ truyền cao hơn là (8 MB * 8 bit * 7 node) / 30 giây = 15 Mbit /s đầu nguồn, có thể thấy đó là công suất quá phi thường. Vì hầu như mọi người không thể đáp ứng yêu cầu trên, mạng lưới (theo thiết kế hiện hành) sẽ không có khả năng lưu thông đầu nguồn, đồng thời sẽ không có đủ dung lượng tải lên để người tham gia đăng hết các Block cùng lúc và mạng thường sẽ hiện thông báo “kết nối không đồng bộ” (dẫn đến tình trạng mạng không ổn định hay ngắt kết nối tạm thời trong chuỗi toàn cầu).”

Lightning Network và Segregated Witness

Hiện tại, Bitcoin sử dụng một đoạn code có tên Segreged Witness (SegWit) để tách biêt các chữ ký từ dữ liệu giao dịch, cho phép hệ thống “gian lận” hiệu quả bằng cách tạo các Block lớn hơn 1 MB nhưng vẫn tính dưới mức giới hạn. SegWit cũng sửa lỗi khả năng ẩn danh giao dịch, cho phép tạo ra mạng lưới Lightning. Lightning được xem như một cách giúp người dùng Bitcoin hay các thương gia mở các kênh thanh toán một cách an toàn và không cần trung gian.

Tiền có thể được trao đổi giữa nhiều bên mà không cần lưu trữ giao dịch trên Blockchain. Nhờ đó Blockchain giữ được quy mô nhỏ và có khả năng thích ứng trên những máy tính có cấu hình không quá mạnh. Lightning Network theo định kì cần phải “nối” vào Blockchain Bitcoin chính, nhưng sẽ tăng đáng kể khả năng giao dịch mà không cần phải kéo dãn kích thước Blockchain.

Cho đến nay không có Lightning Network nào được thực hiện trên mainnet mặc dù có nhiều phiên bản đã được thử nghiệm trên testnet. Lightning Network hoàn toàn không bắt buộc nên nếu không muốn cập nhật thì người dùng vẫn có thể chọn cách thức giao dịch thông thường.

Video đề xuất: Tìm hiểu về Bitcoin

Kiến thức cơ bản về Bitcoin – Chia sẻ của anh Lê Huy Hoà và và anh David Học.PS: Ad từng xem đi xem lại rất nhiều lần clip này khi tìm hiểu đến Bitcoin.

Posted by Tiền điện tử on Monday, 19 June 2017

Xem thêm:

Theo Cointelegraph

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org