Thượng Hải (Reuters) – Các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra lệnh ngừng hoạt động đến các sàn giao dịch cryptocurrency tại Bắc Kinh. Tin tức này cho thấy các cơ quan chức năng trong ngành đã bắt đầu thắt chặt quy định gắt gao nhất để hạn chế các rủi ro tài chính.
Theo thông báo của chính phủ, các sàn giao dịch phải ngừng đăng kí các user mới tính đến ngày thứ sáu. Thông báo được đưa ra bởi một nhóm chức trách thành phố Bắc Kinh, chịu trách nhiệm giám sát các rủi ro tài chính trên Internet và lưu hành trực tuyến. Đây là nguồn tin từ chính phủ đã xác minh tới Reuters.
Tờ Securities Times cho biết, trước ngày 20.9 các nền tảng này nên báo cáo với chính phủ cách thức hoạt động nhằm đảm bảo các nhà đầu tư thực hiện rút tiền không rủi ro và xử lý các khoản tiền để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Thông báo của chính phủ cho biết:
“Tất cả các sàn giao dịch vào trước nửa đêm ngày 15.9 phải thông báo công khai đến toàn thể mọi người hai điều. Thứ nhất, thời gian cụ thể khi nào ngừng hoạt động giao dịch cryptocurrency. Thứ hai, ngừng hẳn các hoạt động đăng kí user mới.”
Trung Quốc đang siết chặt quy định hoạt động kinh doanh cryptocurrency, hạn chế rủi ro khi các nhà đầu tư đổ vào một thị trường có tính đầu cơ cao bằng cách dự kiến đóng cửa các sàn giao dịch.
Vào thứ 5, sàn giao dịch Bitcoin chính của Trung Quốc, BTCChina tại Thượng Hải, cho biết họ sẽ ngừng toàn bộ các hoạt động giao dịch kể từ ngày 30.9. ViaBTC, YoBTC và Yunbi – những sàn giao dịch Bitcoin nhỏ hơn ở Trung Quốc, cũng đưa ra thông báo tương tự.
Nền tảng giao dịch OkCoin và Huobi Bắc Kinh, nằm trong số các sàn giao dịch lớn nhất của Trung Quốc, cho biết họ đã lên kế hoạch ngừng giao dịch bằng đồng NDT vào ngày 31.10.
Li Lihui – một quan chức cao cấp của Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia Trung Quốc và cựu chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc, đã phát biểu tại một hội nghị ở Thượng Hải rằng các nhà quản lý toàn cầu sẽ làm việc cùng nhau để giám sát các cryptocurrency.
Li Lihui cũng cho biết:
“Các token kỹ thuật số như Bitcoin, Ethereum không được quốc gia nào đảm bảo, hay chứng thực từ các cơ quan đủ điều kiện cấp chứng chỉ, cũng không nhận được sự tin tưởng của một quốc gia. Đó không phải là tiền tệ hợp pháp thì không nên được xem như là tiền tệ số hóa. Các token kĩ thuật số trên có thể trở thành công cụ cho các quỹ đầu tư và các khoản đầu tư bất hợp pháp.”
Li Lihui cũng cho biết cần có sự phân biệt giữa các tiền tệ số hóa đang được nghiên cứu và phát triển bởi các cơ quan chính phủ như ngân hàng trung ương Trung Quốc và các token số hóa như Bitcoin. Các đồng tiền số được phát triển bởi chính quyền có thể được sử dụng với mục đích tốt hơn, với các quy định đúng đắn.
Cơ quan tài trợ internet được chính phủ hậu thuẫn do ngân hàng trung ương thành lập, và các thành viên của cơ quan này bao gồm các ngân hàng, nhà môi giới, quỹ và các công ty tài chính tiêu dùng. Vào thứ 4, Bộ trưởng kêu gọi các thành viên tuân thủ luật pháp Trung Quốc và không đưa ra bất kì thương lượng cryptocurrency nào.
Kể từ tháng một, các sàn giao dịch Bitcoin Trung Quốc đã đưa ra một loạt các thay đổi nhằm tuân thủ sự kiểm soát của Bắc Kinh. Nhưng họ tiếp tục rơi vào tình trạng hỗn loạn vào ngày 4.9, khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm các dự án ICO.
Việc Trung Quốc đưa ra các chính sách nghiêm ngặt như vậy cũng vì “bảo vệ tính ổn định của thị trường và lợi nhuận cho các nhà đầu tư, do đó việc ngừng các ICO là một động thái rất cần thiết”, Li nói.
Vlad Zamfir, một nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Ethereum của Thụy Sĩ, trả lời Reuters rằng hoàn toàn không ngạc nhiên khi Trung Quốc để mắt nghiêm ngặt đến các loại tiền tệ như vậy. Bắc Kinh có các biện pháp kiểm soát “gây căng thẳng trực tiếp đến khả năng tự do gửi bất kỳ khoản tiền nào ở bất cứ đâu mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào”.
Video đề xuất: Các loại tiền điện tử đang được xem xét để có thể được công nhận và đưa vào quản lý chính thức tại Việt Nam
Các loại tiền điện tử đang được xem xét để có thể được công nhận và đưa vào quản lý chính thức tại Việt Nam.Thủ tướng Chính phủ vừa giao 4 cơ quan: Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất các nội dung trong "Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo". Điều này đồng nghĩa các loại tiền điện tử đang được xem xét để có thể được công nhận và đưa vào quản lý chính thức tại Việt Nam.Việc xem xét quản lý tiền điện tử được giới chuyên gia đánh giá là phù hợp bởi tiền điện tử đang phát triển mạnh mẽ và nhận được sự thừa nhận nhiều hơn trên thế giới.Khác với khái niệm "tiền ảo" hay được sử dụng trong các trò chơi điện tử, tiền điện tử có đặc điểm ưu việt:- Số lượng tiền điện tử thông thường là có giới hạn;- Tiền điện tử không thể bị làm gian lận;- Các giao dịch thanh toán tiền điện tử diễn ra gần như tức thời và đặc biệt là không đòi hỏi bên thứ 3 làm trung gian nên tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.Hiện có hơn 800 loại tiền điện tử khác nhau đang được cộng đồng mạng công nhận và giao dịch. Trong đó phổ biến nhất là Bitcoin, Ethereum và Ripple.Nguồn: VTV1
Posted by Tiền điện tử on Sunday, 3 September 2017
Xem thêm:
Đ.Vân – Theo Reuters