Tuần này, phương tiện truyền thông tràn ngập những tin “bong bóng Bitcoin” và “nổ”. Do tuyên bố không chính xác về kích thước của bong bóng, cũng như tiếp tục sự so sánh cũ rích giữa Bitcoin với vàng và hoa tulip.
Nội dung bài viết
Bank of America (BoA) đã theo dõi “Các bong bóng giá tài sản lớn nhất trong lịch sử,” gồm:
Dựa theo chart mà ngân hàng này đưa ra thì Bitcoin là “bong bóng lớn nhất trong lịch sử” – một tuyên bố rõ ràng là không đúng cả về mặt lịch sử của các vụ bong bóng cũng như lịch sử của riêng Bitcoin.
Bitcoin đã giảm 65% từ đỉnh $20.000 cao nhất mọi thời đại vào tháng 12/2017, hiện đang giao dịch quanh mức giá $7.000.
Những bong bóng giá khác trong lịch sử đều giảm gần 80% như bong bóng dot com năm 2002. Hay như bong bóng hoa Tulip Hà Lan – theo cựu chuyên gia kinh tế UCLA – cũng rơi 99% giá trị.
Bên cạnh đó, giá Bitcoin cũng biến động rất nhiều từ trước đến nay. Từ giữa 2011 đến tháng 11 cùng năm, ông anh cả này đã rơi từ $32 xuống còn $2 – giảm khoảng 94%. Tháng 4/2014 giảm 83%, tháng 11/2013 giảm 87%.
Thậm chí, so bong bóng Bitcoin trước đây với “bong bóng” hiện tại còn không phải là so sánh, vì khác biệt về vốn hóa thị trường cryptocurrency ở từng thời điểm. Hơn nữa, không thể đem Bitcoin – một đồng tiền mã hóa thay thế cho tiền pháp định – so sánh với các bong bóng hàng hóa vật lý và thị trường tài chính truyền thống được.
Cùng với việc giá BTC tăng rồi giảm, truyền thông tiếp tục nói đến “cái chết của Bitcoin.” Theo thống kê, BTC “đã chết” 278 lần trước đây, và vẫn sẽ tiếp tục “chết” nữa.
→ Xem thống kê số lần Bitcoin bị “tuyên án tử” ở đây.
Trang tin Bloomberg cũng đăng bài với tựa đề “Rắc rối bong bóng: Những tai họa của Bitcoin có thể dạy chúng ta điều gì.” Nội dung là những lý do kinh tế tại sao Bitcoin lại có nhiều “bong bóng” đến thế. Bài báo mô tả Bitcoin thiếu thanh khoản và là một tài sản quá mới, nhưng cũng có:
“Lý do thứ ba tại sao Bitcoin “quá bong bóng” đó là – khó đánh cược lên nó.”
Kể từ khi hợp đồng tương lai Bitcoin xuất hiện vào tháng 12/2017, trên cả CBOE và CME, giá BTC đã giảm dần. Và bài báo của Bloomberg chỉ ra giải pháp để ngăn chặn “sự ảnh hưởng của bong bóng” là:
“[…] cho phép nhiều giao dịch hợp đồng tương lai hơn và sàn giao dịch cho phép những người chơi bi quan công khai niềm tin bi quan của họ.”
Trái ngược với sự so sánh không tương xứng giữa giá Bitcoin và các bong bóng trong quá khứ, một số người bình luận đã cố gắng tìm ra các kiểu so sánh cryptocurrency khác khách quan hơn.
Blockchainchick đã tweet một ảnh đề cập song song:
Vì cả 2 đều được coi là những công nghệ mới nổi và đều bị gọi là bong bóng.
#HODL $BTC pic.twitter.com/ddOhH60qWy
— Heidi (@blockchainchick) April 10, 2018
Andy Hoffman – một “HODLer BTC” – nghi ngờ về cái gọi là “bong bóng” của Bitcoin khi so sánh với giá của các công ty công nghệ:
For those calling #Bitcoin a "bubble," is $100 billion really a "bubble-like" valuation for the most transformative financial invention in history? I mean, a dying tech dinosaur like IBM is $140 billion, and the anachronistic dead man walking AT&T is $230 billion!
— Andy Hoffman (#HODLBTC) (@Andy_Hoffman_CG) April 9, 2018
“Với những ai gọi #Bitcoin là “bong bóng.” Cho một sáng chế tài chính có tính biến đổi nhất trong lịch sử mà $100 tỷ đã là bong bóng rồi à? Con khủng long công nghệ sắp chìm IBM còn có giá $140 tỷ, gã xác sống lỗi thời AT&T thậm chí còn $230 tỷ nữa kia mà!”
Blockchainlife thì đặt ra câu hỏi đầy tính triết học rằng Bitcoin là “bong bóng” hay “kim đâm bong bóng”:
#Bitcoin is not a bubble, it's the pin. pic.twitter.com/jqcIZRXQbG
— Blockchainlife (@Blockchainlife) April 3, 2018
Lucifer – Theo Cointelegraph
Cập nhật tin tức mới nhất trên kênh Telegram.
Săn lùng sản phẩm về cryptocurrency tại Shop Tiền Điện Tử.