Follow Tiendientu on Telegram

Cryptocurrency là công cụ tài chính tổ hợp cần được quan tâm

Satoshi Nakatomoon 03/10/2017

Follow Tiendientu on Telegram

Có rất nhiều điều đáng bàn về cryptocurrency hơn là chỉ xoay quanh định nghĩa về loại hình tiền tệ mới xuất hiện. Mặt khác, có muôn vàn lý do thích hợp được đưa ra về việc ban hành quy định thuế đối với cryptocurrency dựa trên quan niệm truyền thống.

Bitcoin hay các loại tiền điện tử tương tự được xem là hình thức tài sản đặc biệt như khoản nợ ngân hàng. Đặc biệt, nó còn là phương thức tài chính đơn nhất có lợi cho cả các khoản tiền nợ và vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu và khối nợ

Bitcoin có thể được sử dụng để mua các loại cryptocurrency và Blockchain theo phương thức ICO hay nhiều phương thức khác. Do đó, có thể nhận định rằng đây là một loại hình đầu tư vốn cổ phần. Khi start-up Blockchain phát hành một số cổ phần tương đương dưới dạng ICO, nó có thể so sánh ngang với vốn chủ sở hữu.

Cryptocurrency cũng được dùng như loại tài sản tài chính đặc biệt, điển hình như khoản nợ. Về cơ bản, đây là một công cụ tài chính đơn nhất đem lại lợi thế cho cả khối nợ và vốn chủ sở hữu.

Định nghĩa về Bitcoin

Bitcoin có rất nhiều cách định nghĩa, và câu hỏi “ Bitcoin là gì?” vẫn còn là một đề tài tranh luận sôi nổi. Đa phần Bitcoin được xem là một loại tiền tệ, nhưng nhiều người lại không sẵn sàng bỏ tiền mua do cách thức tham gia biến đổi từng phút cùng lúc với việc Bitcoin ngày càng tăng cao về giá trị. Từ đó, Bitcoin dần trở thành một kho chứa giá trị, sau đó nó chuyển thành một loại tài sản hệt như vàng.

“Thông thường, nếu nhà đầu tư mua hoặc bán một tài sản sẽ phải đóng một mức thuế như thuế GST. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng Bitcoin cũng sẽ bị đánh thuế hai lần.”

Trường hợp như trên đã từng xảy ra ở Úc một khoảng thời gian. Ở đó, người mua Bitcoin bị đánh thuế ban đầu và lại phải chi thêm khoản thuế khác khi dùng Bitcoin để mua sắm. May mắn thay, chính phủ liên bang nước này nhận thức được mặt xấu của vấn đề và sau đó liền bãi bỏ điều lệ trên.

Khối nợ và vốn chủ sở hữu là các công cụ tài chính dùng để huy động tiền vốn trong nhiều hoạt động kinh tế. Nhiều chuyên gia tài chính cũng nghi vấn tại sao các doanh nghiệp lại dùng khoản nợ để huy động tài chính, trong khi sử dụng vốn chủ sở hữu trong nhiều trường hợp khác.

Điều tiết khoản nợ và vốn sở hữu

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Oliver Williamson, người đoạt giải thưởng Nobel kinh tế học, thì cryptocurrency là “dequity” (phương thức điều tiết giữa khối nợ và vốn sở hữu). Ông nhận định dequity như một công cụ dành cho cả khối nợ và vốn sở hữu.

Chuyên gia kinh tế Oliver Williamson, người từng đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế học

Cryptocurrency là công cụ tài chính duy nhất có thể theo định nghĩa này nhờ vào độ đáng tin cậy của chính bản thân nó. Dequity lại không khả thi vì đơn giản là nhà đầu tư khó có thể đặt niềm tin vào bên phát hành dequity.

Quy định nào dành cho dequity?

Nếu cryptocurrency được định nghĩa là hình thức dequity, loại tiền này sẽ đi theo cơ chế quy định và luật thuế truyền thống. Vì vậy, dequity nên được quy định như thế nào?

Hiện tại, các cryptocurrency một mặt dần được chấp nhận, như ở Singapore nhiều nhà pháp chế cũng dành mối quan tâm đến loại hình tiền tệ này và đang điều chỉnh luật phù hợp. Mặt khác, cryptocurrency cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt, chẳng hạn như ở Trung Quốc.

“Tuy nhiên, có thể thấy rằng các nhà lập pháp cần đề ra quy định công minh cho cryptocurrency tương tự như các công cụ tài chính hiện tại. Trên nhất, không nên có sự phân biệt đối với cryptocurrency.”

Mặc cho tình trạng hỗn loạn xung quanh, cryptocurrency được hiểu đơn giản là một công cụ tài chính kết hợp tất cả những lợi thế giữa khoản tiền nợ và vốn sở hữu. Cryptocurrency không phải là một trong số những khái niệm riêng biệt phổ biến, mà là sự hòa trộn hiệu quả của cả ba thứ.

Video đề xuất:

Bản tin tài chính kinh doanh đưa ra một số phân tích lý do khiến giá Bitcoin đạt đến 3000 USD.Nguồn VTV1

Posted by Tiền điện tử on Monday, 12 June 2017

Xem thêm:

Theo cointelegraph

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org