CTO chính là giám đốc công nghệ, chịu trách nhiệm cao nhất về bộ phận công nghệ của doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ 4.0, vị trí CTO đang là vị trí cực kỳ tiềm năng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết CTO là gì, nhiệm vụ và các tố chất cần phải có của một CTO để hiểu hơn về vị trí này nhé.
Nội dung bài viết
CTO (chữ viết tắt của từ Chief technology officer) được định nghĩa là giám đốc công nghệ. CTO là người chịu trách nhiệm cao nhất về mảng công nghệ của tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời điều hành hoạt động nghiên cứu và phân tích về công nghệ và kỹ thuật. Tên gọi CTO ra đời năm 1980 tại Mỹ bắt đầu nghiên cứu từ các công ty lớn như General electric, AT&T, ALCOA,…
Trong những năm 1990, nhiều công ty và doanh nghiệp đã trao chức CTO cho người phụ trách quản lý hệ thống máy tính và phần mềm của công ty. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà tính chất công việc của vị trí CTO sẽ khác nhau chứ không cố định.
Trong từng doanh nghiệp, nhiệm vụ và vai trò của CTO sẽ hoàn toàn khác nhau. Thường sẽ có 4 loại CTO khác nhau và mỗi loại CTO có thể có nhiệm vụ chính khác nhau.
CTO phụ trách mảng này sẽ chịu trách nhiệm cân nhắc các ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong công ty cùng với thiết lập chiến lược công nghệ chung cho toàn hệ thống. Ngoài ra, CTO vị trí này cũng có nhiệm vụ đẩy mạnh xem xét cách triển khai các công nghệ mới trong doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả thành công.
CTO mảng này có nhiệm vụ giám sát dữ liệu, bảo mật và bảo trì mạng cùng với việc đặt ra chiến lược kỹ thuật của công ty. Việc quản lý lộ trình công nghệ của doanh nghiệp cũng có thể do CTO phụ trách cơ sở hạ tầng đảm nhận.
Ở vai trò này, CTO có nhiệm vụ phụ trách vấn đề quan hệ khách hàng, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. CTO cần phải nắm bắt thị trường mục tiêu, từ đó đưa các dự án công nghệ của công ty ra thị trường.
CTO vị trí này có trách nhiệm thiết lập chiến lược công nghệ, cơ sở hạ tầng công nghệ, phân tích thị trường mục tiêu và tạo ra các mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp. CTO phụ trách chiến lược kỹ thuật dài hạn cần giữ mối quan hệ chặt chẽ với giám đốc điều hành và các quản lý cấp cao trong công ty.
Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, mọi người ai cũng tiếp cận với công nghệ, máy tính và smartphone ngày càng được sử dụng nhiều và rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp cũng không thể thiếu đi sự hỗ trợ của công cụ đắc lực là công nghệ trong việc sử dụng thiết bị di động, sử dụng công nghệ điện toán đám mây để bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Vì thế, học tập để ứng tuyển vào vị trí CTO chính là ứng tuyển vào một vị trí cực kỳ tiềm năng. Sắp tới, dự kiến cơ hội việc làm vị trí CTO sẽ có sự chuyển biến và thay đổi lớn.
CIO: Chief Information Office
CTO: Chief technology Officer
CTO và CIO đều có trách nhiệm và nghĩa vụ với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, CTO và CIO đều quản lý một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để thông qua đội ngũ đó hoàn thành sứ mệnh được giao.
Về chiến lược: CTO có nhiệm vụ vạch ra mục tiêu và chiến lược phát triển của công nghệ trong công ty, tham gia và đẩy mạnh việc tạo lập, nghiên cứu và thực hiện các dự án công nghệ của công ty. Còn CIO chịu trách nhiệm tìm kiếm tài nguyên tin học và vạch ra chiến lược tin học hoá cho công ty, quy hoạch và đánh giá giá trị của tin học hoá đối với công ty.
Về thực hiện: CTO chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp. Còn CIO phụ trách hoàn thành việc thực hiện lựa chọn hệ thống công nghệ, tập hợp thông tin để đưa ra quyết sách, ngoài ra, CIO còn tổng hợp dòng thông tin, dòng hàng, dòng tiền của doanh nghiệp.
Về cải cách: CTO chịu trách nhiệm xây dựng dự án, nghiên cứu phát triển và cập nhật công nghệ mới của công ty. CIO phụ trách việc thiết lập lại quy trình nghiệp vụ, vận dụng kỹ thuật quản lý công nghệ để xây dựng lại hệ thống quyết sách và quy trình thực hiện của công ty.
Về trao đổi: CTO chịu trách nhiệm đào tạo, giao lưu và khuyến khích công nghệ của công ty. CIO đảm nhiệm sắp xếp, huấn luyện về công nghệ hóa và quan sát nghiên cứu dòng thông tin công nghệ, ngoài ra còn điều hoà sự kết nối giữa cấp trên cấp dưới để thành lập đội IT giỏi.
Bài viết CTO là gì, nhiệm vụ và các tố chất cần phải có của một CTO ở trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về CTO. Những bạn yêu thích vị trí CTO có thể học chuyên môn để ứng tuyển vị trí này ngay bây giờ vì đây đang là một vị trí cực kỳ tiềm năng.