Follow Tiendientu on Telegram

Cuộc chiến giữa Ngân hàng và Bitcoin

Nicholas 16/09/2017

Follow Tiendientu on Telegram

Dạo gần đây dư luận dấy lên một cuộc thảo luận về chủ đề  “tiền mặt chung”, cuộc tranh luận này đã đến tai các cá nhân có mô hình kinh doanh truyền thống thông qua tiền mặt, ngân hàng và chính phủ.

Những phát biểu tiêu cực từ các tổ chức ngân hàng hay các cuộc đàn áp của chính phủ về vấn đề tiền tệ kĩ thuật số và các dự án ICO. Tuy nhiên nổi bật hơn cả vẫn là Bitcoin.

Đồng tiền kỹ thuật số có sức mạnh chi phối nhất – Bitcoin với tiềm năng trở thành đồng tiền không bị kiểm soát bởi các ngân hàng lớn mạnh. Tuy nhiên khi càng nhiều người tham gia vào, càng có nhiều rủi ro phát sinh hơn.

Hạn chế tiềm năng của Bitcoin

Sự phát triển của Bitcoin có lẽ không gây ra nhiều ngạc nhiên đối với các ngân hàng lớn khi mà JP Morgan nói Bitcoin chỉ toàn là “giả mạo” và “gian lận”. Ngoài những phát ngôn tiêu cực từ một số ngân hàng thì công bằng mà nói, các ngân hàng lớn không phải là thế lực duy nhất nghi ngờ về khả năng tăng trưởng của Bitcoin và các loại tiền kĩ thuật số  khác. Tuy nhiên, gọi Bitcoin là lừa đảo, là bong bóng tulip thì không thỏa đáng. Bởi lẽ, một ngân hàng ở Mỹ đã tiến hành khảo sát và đưa ra kết luận, Bitcoin chính là tiền tệ đang được giao dịch nhiều nhất. Hơn nữa, Bitcoin thực sự có khả năng trở thành đồng tiền của tất cả mọi người và có nhiều ưu điểm để thay thế các ngân hàng mạnh và các định chế tài chính truyền thống.

Còn đối với các chính phủ, một loại tiền tệ phân quyền sẽ thâu tóm một lượng lớn quyền lực và ảnh hưởng từ chính quyền, các bên quản lí đồng tiền trong phạm vi biên giới quốc gia. Thuế và các quy định về tiền là một công cụ mạnh mẽ của các chính phủ trong việc quản lí tiền tệ kỹ thuật số.

Thậm chí, những cuộc thảo luận về việc Bitcoin chỉ giao dịch dựa vào số đông. Điều này cũng đánh bật lại việc các trao đổi truyền thống chỉ do một mình chính phủ quản lý.

Những mối quan tâm cho ngành tiền tệ truyền thống

Một khi các loại tiền kỹ thuật số mang lại hiệu quả ổn định thì chính phủ sẽ mất đi quyền lực – lợi thế xuất phát từ việc in tiền mặt và họ sẽ mất khả năng kiểm soát nền kinh tế.

Đối với ngành ngân hàng, mất đi sức mạnh để quản lý dòng tiền giữa các ngân hàng trung ương, nền kinh tế  là cốt lõi của hoạt động ngân hàng và sự tồn tại của nền kinh tế tiền tệ truyền thống.

Những cảm giác sợ hãi thiếu hợp lí

Tuy nhiên những cảm giác lo lắng hay sợ hãi rằng một ngày nào đó Bitcoin có thể soán ngôi của ngành tiền tệ truyền thống là không hợp lý. Bởi lẽ, Bitcoin hoạt động bằng mạng lưới phân quyền, thay vì thay thế các chức năng tiền tệ truyền thông hiện nay, nó sẽ là một công cụ bổ trợ cho nền kinh tế  với công nghệ Fintech hiện đại.

Apostolos Pittas – phó giáo sư kinh tế tại LIU Post phát biểu:

“Tiền kỹ thuật số, như trường hợp của Bitcoin, sẽ bổ trợ quá trình cho vay nhanh chóng hơn. Nhớ lại những gì xảy ra trong thời gian khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Tín dụng khô cạn khi các ngân hàng ngưng cho vay cùng với cả thị trường đóng băng mọi hoạt động. Với một loại tiền tệ kỹ thuật số như Bitcoin, cho vay được phân cấp hoặc ngang hàng để kết nối. Kết quả là mọi hoạt động đều được diễn ra trơn tru, tiền được đến tay những người đang cần.”

Video đề xuất: Tăng trưởng lớn lên đến 300%, các loại tiền điện tử có nên cần sớm được công nhận.

Tăng trưởng lớn lên đến 300%, các loại tiền điện tử có nên cần sớm được công nhận.Nguồn: VTV – Tạp chí tài chính kinh doanh

Posted by Tiền điện tử on Wednesday, 30 August 2017

(Nguồn: ethereumworldnews)

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org