Follow Tiendientu on Telegram

Cựu chủ tịch FDIC: “Đây là những lý do vì sao chúng ta không nên cấm Bitcoin”

When Lambor 27/12/2017

Follow Tiendientu on Telegram

Tăng trưởng gần 2000% trong năm qua, sau đó liên tục sụt giá, Bitcoin dường như đang khuấy động cả thị trường tài chính thế giới. Và dưới đây là quan điểm của Sheila Bair, cựu chủ tịch FDIC về vấn đề nên cấm hay không cấm Bitcoin. 

Một số cho rằng Bitcoin không có chức năng gì giúp ích cho xã hội, nên bị cấm triệt để. Một số lo sợ nó là bong bóng tài chính nhưng vẫn đổ xô vào mua vì hội chứng FOMO. Tuy nhiên, dù muốn hay không chúng ta phải thật sự công nhận để cấm Bitcoin là điều bất khả thi cho đến thời điểm hiện tại.

Sheila Bair là cựu Chủ tịch của FDIC (2006-2011) và từng là Ủy viên hội đồng và Quyền Chủ tịch của CFTC trong những năm 1990. Bà hiện đang làm giám đốc cố vấn cho một số doanh nghiệp và công ty fintech. Và dưới đây là những lập luận của bà cho quan điểm vì sao chúng ta không nên cấm Bitcoin.

“Người ta giành nhiều lòng tin vào công nghệ hơn là chính phủ”

Điều này thậm chí cũng đúng với tiền chính thống. Mặc dù chúng được hậu thuẫn, đánh thuế và được in ra bởi chính phủ (ngân hàng trung ương in tiền thuộc quyền lực của giới chính phủ). Tuy nhiên, công chúng đang dần mất lòng tin vào những tổ chức này. Và có lẽ người vui nhất là cộng đồng cryptocurrency. Vì khi con người không còn tin tưởng vào quyền lực chính trị, họ sẽ tìm đến một nơi để đặt lòng tin vào. Và nơi đó là công nghệ, là cộng đồng những người cùng chung quan điểm. Họ tin tưởng vào công nghệ hơn là con người, là giới chính phủ.

Số lượng các doanh nghiệp và cá nhân công nhận Bitcoin càng khiến cho đồng tiền này có giá trị. Hơn nữa, không giống tiền chính thống, với nguồn cung hạn hẹp (21 triệu coin) và những hạn chế có chủ ý đối với tốc độ mining đã khiến Bitcoin ngày càng hấp dẫn. Nhiều người xem chúng như một loại tài sản có tính tích trữ cao, hơn cả vàng.

Chính phủ nên làm gì với Bitcoin?

Thay vì phán xét Bitcoin, giới chính phủ nên ưu tiên kiểm soát và quy định chúng. Chắc chắn, các tổ chức ngân hàng không được phép trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ đầu cơ Bitcoin. Chính phủ cũng nên tiến hành quan sát và tránh trường hợp thị trường thao túng Bitcoin. Đồng thời định hướng các nhà đầu tư sáng suốt hơn khi tham gia vào thị trường. Không có gian lận, bất hợp pháp. May mắn thay, một số các cơ quan quản lý đã có những bước đi tích cực, đúng đắn.

Ví dụ, Sở Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS) đã đưa ra khung pháp lý rõ ràng chặt chẽ cho các sàn giao dịch Bitcoin. Họ cung cấp công cụ cho các nhà đầu tư giao dịch trên sàn với sự giám sát của ngân hàng.

Thêm vào đó, mặc dù CBOE và Chicago Mercantile Exchange bị chỉ trích vì ngầm “hợp pháp hoá” Bitcoin bằng cách tung ra thị trường kỳ hạn Bitcoin. Nhưng trên thực tế, họ cũng có những quy định chặt chẽ nhằm tiếp cận thị trường Bitcoin thông qua hợp đồng tương lai. Và trong khi hầu hết các giao dịch Bitcoin vẫn chưa được kiểm soát, CFTC đã buộc cả CBOE và CME tiến hành chia sẻ thông tin với các sàn giao dịch Bitcoin. Điều này sẽ giúp họ và CFTC giám sát việc thao túng thị trường và hạn chế gian lận. Một điều mà trước giờ chưa hề xảy ra.

Chủ tịch SEC cũng đã nhiều lần cảnh báo nhà đầu tư về rủi ro liên quan đến cryptocurrency và ICO. Điều quan trọng là SEC nhấn mạnh sự khác biệt giữa đầu tư vào Bitcoin – tiền số – và đầu tư vào các công ty phát triển công nghệ Blockchain. Nhiều công ty fintech đang cố gắng áp dụng công nghệ này vào các tài sản khác như kim loại quý, chứng khoán, thế chấp,…

Đây là công nghệ rất tinh vi, đầy hứa hẹn, và có thể vài năm nữa sẽ được áp dụng rộng rãi. Điều quan trọng là đầu tư vào Bitcoin không thực sự giúp bạn hiểu rõ Blockchain. Đây là hai lĩnh vực khác nhau. Cuối cùng, Quốc hội đang xem xét đề ra khung pháp lý để tăng cường giám sát những trường hợp lạm dụng tiền số cho các mục đích bất hợp pháp, như rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Từ khi Bitcoin ngày càng được chấp nhận rộng rãi, đã có rất nhiều người nổi tiếng trong giới tài chính, đầu tư,… “đua” nhau đưa ra quan điểm về nó. Một số tích cực, một số tiêu cực, còn một số tỏ ra không quan tâm về đồng tiền đang gây bão trên thị trường này. Tuy vẫn chưa rõ mục đích thật sự của họ là gì, nhưng dù thế nào đi nữa, để cấm Bitcoin là điều bất khả thi.

Liệu chính quyền các nước sẽ can thiệp vào Bitcoin không? Câu trả lời là rất có thể, bởi vì một khi Bitcoin càng ngày càng được nhiều người đón nhận, càng ngày càng trở nên giống tiền thật sự hơn thì khi đó sẽ là một mối đe dọa tới quyền lực các nhà nước đang nắm trong tay. Bởi vì người nào nắm trong tay quyền lực về tiền bạc thì người đó nắm trong tay quyền lực về tất cả mọi thứ khác. Có lẽ đây chính là lý do mà chính phủ một số nước vẫn e dè khi nói về Bitcoin.

Video đề xuất: CoinDaily 26.12.2017 – Bitpay huỷ bỏ mức thanh toán tối thiểu 100 USD chỉ sau 2 ngày triển khai

Xem thêm:

P.Trâm – Theo Finance.yahoo

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org