Trong khi một số chính phủ các nước đang ra sức hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các quy định về Bitcoin, thì 5 quốc gia dưới đây lại kiên quyết không hợp pháp hóa đồng tiền mã hóa này: Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Kyrgyzstan và Nepal.
Trải qua gần 9 năm hoạt động, Bitcoin nay được xem là đồng tiền mã hóa phổ biến hàng đầu trong thị trường cryptocurrency. Cường quốc phương Tây như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã thể hiện một thái độ tích cực đối với các công nghệ mới. Một số quốc gia như Canada và Úc vẫn đang cân nhắc về Bitcoin ở khía cạnh pháp lý. Và trong khi một số các chính phủ đang gấp rút xây dựng khung pháp lý để quản lý các loại cryptocurrency nói chung và Bitcoin nói riêng, thì một số quốc gia lại không đồng ý hợp pháp hóa đồng tiền mã hóa này.
Nội dung bài viết
Bitcoin nổi lên như là một phương tiện thanh toán mới có sức ảnh hưởng trong cộng đồng. Bên cạnh một số các quốc gia tiến bộ, biết tranh thủ nắm bắt xu thế đó để phát triển cho nền kinh tế của nước mình như Nhật Bản, vẫn có một số các quốc gia lại bài xích sự đổi mới.
Đáng buồn nhất không phải là việc các quốc gia đó không áp dụng công nghệ mới. Đây còn là về vấn đề tôn trọng các quyền cơ bản của con người mà các nước phát triển thường có xu hướng coi thường. Trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, người dân đã bị tịch thu tài sản, tài khoản đóng băng, thậm chí bị khóa vĩnh viễn. Chính phủ các quốc gia không thể ngăn cản sự phát triển của Blockchain. Tuy nhiên, họ lại có tác động lớn đến việc tiếp cận công nghệ mới của người dân.
Biết rõ không thể siết chặt lệnh cấm Bitcoin một cách tuyệt đối, nhưng các quốc gia này vẫn duy trì chủ trương không mấy thân thiện với đồng tiền mã hóa hàng đầu thị trường cryptocurrency này. Hiện tại, Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Kyrgyzstan và Nepal là 5 quốc gia vẫn chưa hợp pháp hóa Bitcoin vì các nhà lập pháp vẫn còn rất mơ hồ về những quy định kiểm duyệt. Theo news.Bitcoin.com cho biết, gần đây đã có gần 10 người có giao dịch liên quan tới Bitcoin bị cảnh sát Nepal bắt và đang bị chính phủ cáo buộc vi phạm quy định của ngân hàng trung ương Nepal: Họat động giao dịch Bitcoin và các loại cryptocurrency là bất hợp pháp.
Quốc gia Venezuela được biết đến với tình trạng siêu lạm phát có lúc lên tới hơn 1000% và chính phủ chìm trong nợ nần. Niềm tin của người dân đặt vào đồng tiền Bolivar gần như đã cạn kiệt. Chính vì lẽ đó, nhiều người đã chuyển sang mine và trữ Bitcoin để bảo đảm cho tài sản của mình, cũng như để tồn tại. Tuy nhiên, quốc gia này lại một mực chống lại các tiền tệ phân quyền, và vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương Bolivia đã cấm Bitcoin. Kể từ đó, chính phủ dường như cũng giảm mạnh việc sử dụng đồng tiền này.
Mới hồi năm ngoái, Bolivia đã phanh phui một vụ lừa đảo bằng cryptocurrency, sử dụng mô hình lừa đảo kim tự tháp. Các nhà đầu tư được hứa hẹn chia lợi nhuận lên đến 300% trong vòng 60 ngày, và lẽ dĩ nhiên, khi kế hoạch phá sản, các nhà đầu tư tức giận và nổi loạn trên đường phố El Alto.
Người hàng xóm của Bolivia, Ecuador, không hẳn bài xích Bitcoin. Trên thực tế, lệnh cấm của Ecuador có ý nghĩa nhất so với các nước khác. Họ đang xây dựng một hệ thống cryptocurrency quốc gia, do đó, chính phủ nước này cảm thấy cần thiết phải bảo vệ đồng tiền mới của quốc gia trước một đồng tiền khác vượt trội hơn. Chính phủ Ecuador chỉ đơn giản muốn kiểm soát các loại tiền tệ mã hóa và buộc nó vào đồng đô la Ecuador. Hai quốc gia không hợp pháp hóa Bitcoin còn lại là Kyrgyzstan, một quốc gia nhỏ bé ở Trung Á và Bangladesh. Năm 2014, Ngân hàng Bangladesh tuyên bố bất cứ ai bị bắt gặp sử dụng Bitcoin sẽ có thể bị tống giam vì nghi ngờ đang thực hiện hành vi rửa tiền.
Trớ trêu thay, theo luật pháp ở các nước đang phát triển, việc sử dụng Bitcoin trở nên dễ dàng hơn. Người dân ngày càng có ý thức trong việc bảo vệ quyền lợi cơ bản của mình, của một công dân. Trước việc siết chặt lệnh cấm của chính phủ, người dân mặt khác vẫn giao dịch ngầm hoặc đứng lên đảo chính, yêu cầu quyền lợi. Có lẽ một ngày nào đó khả năng sử dụng Bitcoin sẽ là một quyền cơ bản của con người.
Video đề xuất: CoinDaily 17.11.2017 – Thống đốc ngân hàng nhà nước bị chất vấn về Bitcoin
Xem thêm:
P.Trâm – Theo News.bitcoin