-->
When Lambor 19/08/2019
White Paper của Ethereum phân chia dApp (ứng dụng phân quyền) thành ba loại. Các ứng dụng tài chính, các ứng dụng có liên quan đến tài chính (nhưng cũng cần một phần khác) và ứng dụng hoàn toàn khác như hệ thống bầu cử và quản trị. Tuy nhiên, định nghĩa chính xác của dApp là gì vẫn chưa được nhắc đến. Bởi dApp vẫn còn là một khái niệm khá sơ khai trong thị trường. Bài viết ngày hôm nay, tiendientu.org sẽ giải thích một cách chi tiết dApp là gì cũng như các yếu tố xung quanh ứng dụng này.
Nội dung bài viết
DApp là từ viết tắt của Decentralized Application, nghĩa là ứng dụng phân quyền. Hay còn được gọi là ứng dụng phi tập trung. Đây là các ứng dụng có mã phụ trợ chạy trên network máy tính P2P phi tập trung. Các ứng dụng này không giống như những ứng dụng có mã phụ trợ hoạt động trên các máy chủ tập trung. Ưu điểm chính là người dùng không cần phải dựa vào một máy tính tập trung để truyền đạt và chấp nhận thông tin. Theo định nghĩa khác, dApp là một mô hình mới được tạo ra bởi công nghệ Blockchain và các smart contract.
Sự khác biệt giữa tập trung và phi tập trung rất dễ nhận ra. Trong đó yếu tố khác biệt chính là, dApp có thể hoạt động không phụ thuộc vào một cơ quan chính tập trung nào. Dù thực tế là, một dApp về cơ bản không cần đến Blockchain khi tiến hành các hoạt động. Song, vẫn có rất nhiều dApp sử dụng sức mạnh Blockchain – smart contract. Sở dĩ có cái tên smart contract là vì chúng có thể tự động thực hiện điều kiện của các thỏa thuận đã được mã hóa.
Về cơ bản, Blockchain là một sổ cái có hệ thống. Trong đó, các giao dịch được thực hiện trên network Bitcoin hoặc các đồng tiền mã hóa khác được ghi lại đầy đủ. Tuy nhiên, không phải tất cả các ứng dụng đều được xem là phân quyền. Tất cả cần phải đáp ứng các yếu tố cơ bản sau:
Các dApp có những đặc điểm chung đáng chú ý như sau:
Nếu xét đúng định nghĩa trên, dApp đầu tiên trên thực tế là Bitcoin. Bitcoin là một giải pháp Blockchain được triển khai từ các vấn đề xoay quanh việc tập trung hóa và kiểm duyệt. Người ta có thể nói Bitcoin là một sổ cái public, tự duy trì, cho phép các giao dịch hoạt động hiệu quả mà không cần qua trung gian.
Dựa trên nền tảng công nghệ, tính năng đầu tiên của các dApp là lưu trữ dữ liệu. Hơn nữa, những ứng dụng và phương tiện thanh toán phi tập trung cũng có khả năng vượt qua cổng thanh toán như Visa và ứng dụng khác. Tương tự, các dịch vụ lưu trữ dữ liệu phi tập trung có thể thay thế hoàn toàn một số nền tảng như Dropbox, OneDrive,… Đó chưa phải là tất cả. Trên thực tế, nhiều dịch vụ phi tập trung băng thông có thể thay thế nhiều nền tảng như Amazon và Comcast.
Ngoài ra, chúng ta có thể điểm qua một số ứng dụng của các dApp như:
Các dApp cần hoạt động dựa trên Blockchain để lưu dữ liệu. Vì vậy, chúng có tính bảo mật và tương đối an toàn. Các dApp có thể phòng tránh sự can thiệp của các hacker. Đặc biệt trong việc thay đổi dữ liệu để scam hoặc đánh cắp tiền của người dùng.
Tiền mã hóa là yếu tố cách mạng mới nhất trong thế giới của chúng ta. Không ai có thể phủ nhận điều đó. Có rất nhiều dApp ra đời liên quan đến tiền mã hóa sau cơn sốt Bitcoin. Các giao dịch tiền mã hóa là ứng dụng chủ yếu nhất của các dApp. Chúng chấp nhận thông tin đến và xác minh giao dịch thông qua sự trợ giúp của các miner.
Các ứng dụng thông thường phải dựa vào nguồn hoặc ứng dụng cốt lõi của chúng để hoạt động. Tuy nhiên, các dApp không có cơ chế làm việc như vậy. Chúng có xu hướng hoạt động độc lập theo cách thức riêng. Đây là cách đảm bảo các dApp tránh được sự can thiệp từ bên ngoài. Bao gồm các can thiệp từ cơ quan trung ương, nhà phát triển hay thậm chí là một tổ chức. Ngoài ra, vì mỗi người dùng đều có quyền xử lý các chương trình và thông tin trong dApp; do đó, nếu ai đó muốn gây ảnh hưởng lớn, họ chỉ có thể dùng cách điều khiển phần lớn người dùng trong network. Nhưng đấy là trường hợp ít có khả năng xảy ra nhất.
Đáp ứng tính mới lạ là điều khá nổi bật ở dApp. Thực tế, đầu ra của các dApp vẫn chưa được cố định. Khá nhiều người vẫn còn bỡ ngỡ và xa lạ với ứng dụng mới này. Hệ thống bảo mật tích hợp sẵn của dApp giúp chúng không bị nhiễu bởi các tác nhân bên ngoài. Do đó, đây chính là lý do các dApp đang được phổ biến ngày càng nhiều. Thông thường, các tổ chức thường sử dụng dApp để phát triển các giao diện và ứng dụng không cần bất kỳ quyền riêng tư nào. Bao gồm các thể loại game hoặc nội dung mạng…
Trong khi Bitcoin mở đường cho cryptocurrency và công nghệ Blockchain, Ethereum là một trong những nền tảng đầu tiên cho thấy tiềm năng thực sự của công nghệ mới này. Ethereum cho phép các nhà phát triển từ khắp nơi trên thế giới chạy dApp trên nền tảng của họ. Các nhà phát triển Ethereum có thể mã hóa các smart contract trên Ethereum, thực thi các kế hoạch chi tiết cho dApp.
Được hỗ trợ bởi nhà sáng lập STEEM, Dan Larimer, EOS là một trong những dự án khá thú vị. Mục đích chính là cung cấp cho các nhà phát triển nền tảng có khả năng mở rộng lớn. Đó cũng chính là điều mà Ethereum đã thất bại. Trong khi đó, Tron cũng đã tận dụng khả năng mở rộng để thu hút một lượng lớn người dùng. Tuy nhiên, điều khiến họ nổi bật trong lĩnh vực crypto là hoạt động marketing của nhà sáng lập Justin Sun.
Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng so sánh số lượng các dApp đang hoạt động trên ba nền tảng Ethereum, EOS và Tron với nhau. Đồng thời tìm xem dApp nào đang hoạt động tốt nhất:
Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết thành viên đầu tiên hay còn gọi là dApp mới trong cộng đồng Blockchain từ lâu đã mang tên ICO. ICO là một sự kiện gây quỹ dựa trên doanh số bán token cho các nhà đầu tư. Trong ICO, giá trị token được xác định tùy ý bởi nhóm phát triển. Khi token được niêm yết trên sàn giao dịch, giá trị đó sẽ được điều chỉnh thông qua động lực giá. Giá trị cuối cùng sẽ được giải quyết bởi những người tham gia network, bên cạnh các sàn giao dịch.
Đà xâm nhập của Blockchain đã khiến nhiều ứng dụng đang có trở nên lỗi thời. Dù đây có vẻ là một nhận định táo bạo. Song, có khả năng trong tương lai không xa, những dịch vụ như ngân hàng sẽ trở nên dư thừa. Đặc biệt là khi thế giới đang học cách vận hành và huy động vốn thông qua các network tự duy trì, không cần sự tin tưởng giữa đôi bên và hoàn toàn phân quyền. Việc các tập đoàn lớn đang ráo riết xây dựng Blockchain riêng là minh chứng hùng hồn nhất cho lập luận này.
Song, ở một khía cạnh khác, nếu chuyển toàn bộ giá trị sang Blockchain, giảm thiểu dịch vụ trung gian, vậy chi phí sử dụng công nghệ mới này có hợp lý hay không? Việc cắt giảm đi yếu tố con người trong dịch vụ có mang lại hiệu ứng tốt? Có quá nhiều nghi vấn được đưa ra. Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, chúng ta không thể nào trả lời được hết toàn bộ câu hỏi trên. Chúng ta chỉ có thể tin tưởng vào Blockchain, vào công nghệ mới. Và đặc biệt, tin tưởng hoàn toàn vào một thế giới mới. Một thế giới mà toàn bộ mọi người đều thống nhất chia sẻ dữ liệu.