Facebook đã thuê hai công ty vận động hành lang để thuyết phục các nhà lập pháp ủng hộ dự án tiền mã hoá Libra của mình.
William Hollier, chủ tịch công ty Hollier Associates LLC, đã bắt đầu vận động hành lang cho mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Mục đích của họ nhằm thay đổi các chính sách về Blockchain trong cuối tháng 8. Trước đây, Hollier từng làm việc cho Nghị sĩ Mike Crapo, lãnh đạo của Ủy ban Ngân hàng, hơn một thập kỷ kể từ năm 2003. Ngoài Faccebook, khách hàng của anh còn có Microsoft và Cộng đồng banker độc lập Hoa Kỳ.
Ngoài Hollier, Michael Williams của Tập đoàn Williams đã bắt đầu vận động hành lang từ giữa tháng 7, theo tiết lộ của ông. Trước đây, ông từng là giám đốc quản lý công ty Chứng khoán Suisse. Ở thời điểm hiện tại, ông đang làm việc với các khách hàng như Hiệp hội Dịch vụ Tài chính Mỹ và hãng hàng không Delta AirLines.
Facebook cùng với 27 đối tác khác hiện đang nỗ lực cho ra mắt đồng tiền mã hoá Libra. Theo các chuyên gia, Libra sẽ làm giảm thiểu chi phí và mở rộng kết nối đến hệ thống ngân hàng cho thế giới thứ ba. Đó là các quốc gia đang phát triển hoặc chưa phát triển. Song, dự án đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ các nhà lập pháp không chỉ tại Hoa Kỳ mà nhiều quốc gia trên thế giới.
Bốn công ty khác đã đăng ký vận động hành lang cho Facebook cùng các vấn đề liên quan trong hai tháng vừa qua. Trong đó, bao gồm John Collins của FS Vector, một công ty pháp chế và vận động hành lang đặt tại Washington. Collins là cựu giám đốc của sàn giao dịch tiền mã hoá Coinbase.
Như tiendientu.org đã đề cập, Trung Quốc sẽ phát hành đồng tiền mã hoá riêng, giống với đồng Libra của Facebook. Đồng tiền này có tên gọi chính xác là DC/EP. Đây là từ viết tắt của Digital Currency/Electronic Payments – Tiền kỹ Thuật số/Thanh toán Điện tử. DC/EP sẽ được sử dụng trên nền tảng thanh toán không cần kết nối internet.
Mu Changchun, phó giám đốc bộ phận thanh toán của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho biết:
“Việc phát triển đồng tiền này sẽ giúp bảo vệ chủ quyền ngoại hối của Bắc Kinh. Theo đó, Bắc Kinh dự kiến sẽ tung ra đồng tiền mã hoá này vào ngày 11/11.”
Ông Mu cho biết, đồng DC/EP sẽ cho phép thanh toán ẩn danh và ngăn chặn hoạt động rửa tiền. Đồng tiền có thiết kế gần giống Libra nhưng không phải bản sao trực tiếp. Ngoài ra, DC/EP cũng an toàn như tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành. Người dùng có thể sử dụng chúng trên nền tảng thanh toán của WeChat và Alipay. Hơn nữa, đồng DC/EP do ngân hàng trung ương phát hành sẽ có lợi thế hơn so với các đồng tiền do WeChat và Alipay phát hành. Về mặt lý thuyết, các nền tảng thương mại này có thể phá sản. Khi đó, người dùng sẽ bị thiệt hại. Một lợi thế khác là, khi không có kết nối internet, các giao dịch vẫn có thể thực hiện. Thậm chí ngay cả khi có động đất.
Trong khi đó, đồng tiền mã hoá Libra của Facebook đang khiến nhiều nước lo ngại. Các chính phủ cho rằng, Libra có thể nhanh chóng thống trị mảng thanh toán kỹ thuật số. Đồng thời là kênh rửa tiền trên mạng xã hội.
[yop_poll id=”1″]