Follow Tiendientu on Telegram

Kiến thức Cryptocurrency và Blockchain

FOMO là gì? FUD là gì? FOMO và FUD được sử dụng để lừa đảo ra sao?

When Lambor 22/08/2019

Follow Tiendientu on Telegram

 Khi nhiều người vẫn còn băn khoăn FOMO là gì, FUD là gì, các tay chuyên bơm thổi giá đã đánh mạnh vào tâm lý này để tạo nên những chiêu trò làm giá trên thị trường.


Để ra sức quảng bá cho các đồng Altcoin mới và ICO của mình, người ta sử dụng mọi công cụ và phương pháp bất chấp điều đó gây ảnh hưởng đến người khác ra sao. Nắm bắt được tâm lý FOMO – FUD thường thấy ở các trader, nhiều marketer đã đánh mạnh vào đó để tiếp thị cho sản phẩm của mình. Và cứ thế, vòng quay FOMO – FUD gần như vô tận trong thị trường cryptocurrency.

FOMO là gì?

Hội chứng FOMO là từ viết tắt của Fear of missing out. Đây là hội chứng tâm lý sợ bị bỏ rơi, bỏ lỡ. Những người mắc phải hội chứng FOMO này thường bị ám ảnh bởi nỗi sợ bản thân sẽ bỏ lỡ một thứ gì đó. Do đó, họ thường mắc phải những sai lầm vì đưa ra quyết định thiếu lý trí, dẫn đến hậu quả khó lường.

Trong lĩnh vực cryptocurrency, các trader là những người dễ mắc phải hội chứng này nhất. Giá Bitcoin đột nhiên tăng lên gấp vài lần chỉ trong thời gian ngắn đã khiến các trader hoặc nhà đầu tư chưa kịp mua vào Bitcoin “nháo nhào”. Họ vội vã nhảy vào mua vì sợ bỏ lỡ xu hướng tăng mạnh mẽ của Bitcoin trong tương lai. Và chỉ vì hội chứng FOMO này, nhiều thế hệ đu đỉnh mới ra đời.

tiendientu.org-fomo-la-gi-fud-la-gi
FOMO (Fear of missing out) là hội chứng tâm lý sợ bị bỏ rơi, bỏ lỡ. Những người mắc phải hội chứng FOMO này thường có cảm xúc sợ hãi rằng bản thân sẽ bỏ lỡ một thứ gì đó.

FUD là gì?

FUD là từ viết tắt của Fear – Uncertainty – Doubt. Đây là thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ. Trong lĩnh vực kinh doanh, chính trị,… FUD là chiến thuật tung tin gây hưởng đến nhận thức bằng cách tạo ra thông tin sai lệch.

Trong trade coin, FUD chỉ cảm giác sợ hãi của trader khi xuất hiện các tin tức không tốt về thị trường trên các phương tiện truyền thông. Những trader mắc phải hội chứng này nhanh chóng bán tháo coin một cách không cần thiết. Từ đó, dẫn đến tình trạng giá giảm nghiêm trọng, tạo điều kiện cho cá mập gom coin với giá rẻ.

FOMO và FUD được sử dụng để lừa đảo ra sao?

Hội chứng tâm lý FOMO và FUD không chỉ xuất hiện trên thị trường tài chính. Trong đời sống xã hội hàng ngày, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp tình trạng này. Sự phát triển của mạng xã hội khiến hội chứng FOMO trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn như các bạn trẻ liên tục kiểm tra Facebook để không bỏ lỡ thông tin từ bạn bè, từ các ngôi sao phim ảnh, ca nhạc. Cảm giác tiếp cận thông tin chậm hơn người khác, lỗi thời, lạc hậu khiến nhiều người rơi vào vòng xoáy FOMO. Theo một thông kê, có ít nhất 56% số người sử dụng mạng xã hội mắc phải hội chứng FOMO.

Trong cuốn Psychology Today, tiến sĩ Bobby Azarian, một nhà thần kinh học, chia sẻ:

“Khi Bitcoin ngày càng đi vào đời sống, thị trường tiền mã hóa cũng nở rộ. Hàng ngày, các nhà đầu tư chứng kiến nhiều loại cryptocurrency với mức tăng chóng mặt chỉ trong vài giờ. Mỗi tháng, có ít nhất hai đến ba đợt bơm giá. Ngay khi các đợt bơm diễn ra, thông tin được nhanh chóng phát tán trên các mạng xã hội. Từ Facebook, Twitter cho đến Reddit. Từ đó, tạo ra làn sóng mua vào, mua không suy nghĩ chỉ vì sợ bị bỏ rơi (FOMO).”

Với tình trạng tâm lý như vậy, các tay bơm xả giá chỉ cần đẩy vài thông tin ảo, thị trường sẽ dậy sóng, giá tăng phi mã. Tình trạng ngày diễn ra thường xuyên và “tự nhiên” hơn chúng ta nghĩ. Người nổi tiếng, chuyên gia tư vấn tài chính, những người mong muốn gây chú ý bằng các dự báo giá trên trời, cũng phần nào đóng góp vào quá trình bơm thổi thị trường. Sau những tuyên bố đậm chất không đáng tin (nhưng nhiều người vẫn tin…), giá các coin tăng phi mã gấp vài lần. Người dùng cũng chẳng quan tâm chúng có ứng dụng thực tế gì trong cuộc sống hay không.

tiendientu.org-fomo-la-gi-fud-la-gi[2]
FUD là từ viết tắt của Fear – Uncertainty – Doubt. Đây là thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ.
Nhưng mỗi đợt bơm này không thể kéo dài. Cho dù đồng coin tốt đến đâu hay thông tin quan trọng ra sao, giá thường nhanh chóng đi xuống khi FUD bắt đầu được phát tán. Vòng quay FUD – FOMO không bao giờ tự nhiên sinh ra. Phần lớn do những người ảnh hưởng trong cộng đồng tạo ra để làm giá trên thị trường. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Nhóm người phát tán FOMO là những nhà đầu tư kinh nghiệm. Họ mong muốn lôi kéo thêm nhiều người vào để đẩy giá lên cao. Trong khi đó những người truyền bá FUD là những người đã lỡ cơ hội. Họ mong muốn dùng thủ thuật này để kéo giá xuống gom hàng. Rõ ràng, trong trường hợp nào, nỗi sợ cũng là yếu tố chi phối thị trường lớn nhất.

Nhiều người thường dùng hội chứng FOMO – FUD này như một cách thức lừa đảo tinh vi. Bọn chúng mời nạn nhân vào các buổi hội thảo, vẽ ra những công nghệ hoặc kênh đầu tư mới. Sau đó cho “chim mồi” chen nhau để mua hàng hoặc tham gia đầu tư.

Các nạn nhân có tâm lý yếu, thiếu kiến thức, kinh nghiệm lập tức cảm thấy FOMO hay FUD ngay. Họ sợ lỡ mất cơ hội ngàn vàng trở thành tỷ phú. Do đó, họ vội vàng xuống tiền đầu tư, ngờ đâu là cái bẫy. Chiêu trò này không hẳn chỉ dành cho các trader. Họ còn sử dụng như một công cụ để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Azarian giải thích với độc giả của Psychology Today:

“Nếu là người ngoài cuộc, hội chứng FOMO – FUD có thể là một trò giải trí đáng xem. Nhưng thật sự đây không phải là một trò chơi. Điều tưởng chừng như đơn giản lại đem đến hậu quả tài chính nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư.”

tiendientu.org-fomo-la-gi-fud-la-gi[4]
Vòng quay FUD – FOMO đã trở thành phần khá dễ đoán của thị trường cryptocurrency.
Kết luận

Như tiendientu.org đã nhiều lần đề cập, trong lịch sử mấy năm qua, FOMO – FUD từng “giết chết” thị trường tài chính thế giới nhiều lần. Gần đây nhất là bong bóng dotcom những năm 2000 tại Mỹ. Lúc đó ai cũng lo sợ bản thân sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư béo bở này. Họ đổ hàng đống tiền vào đó và xong, bong bóng dotcom vỡ. Nhiều công ty internet quay về giá trị thực bằng không. Đa số nhà đầu tư thua lỗ, phá sản.

Hội chứng FOMO ở Việt Nam được thấy rõ qua làn sóng đầu tư vào chứng khoán năm 2007. Ngoài ra còn có vàng và bất động sản vào năm 2008 – 2010. Cứ sau mỗi làn sóng như vậy, FOMO lại tạo ra nhiều thế hệ đu đỉnh mới. Các nhà đầu tư còn non kiến thức chỉ chực nhảy vào bởi nỗi sợ bị thua thiệt. Có một câu nói nổi tiếng trong giới đầu tư: “Khi thị trường tham lam, đó là lúc nên rời cuộc chơi”. Bởi lúc này, hội chứng FOMO – FUD tác động diện rộng lên thị trường, khiến cho thị trường bị bong bóng.

Tóm lại, thị trường càng nhỏ, việc thao túng càng dễ dàng. Đã có nhiều bài báo vạch trần chiêu trò bơm – xả giá của các cá mập trong cộng đồng. Nên nhớ luôn luôn hoài nghi về những gì bạn đọc được. Tin vào quyết định của chính mình sẽ tốt hơn lênh đênh trong đại dương với hàng tá lời khuyên từ các nhà đầu tư “rởm”.

Mya

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org