Follow Tiendientu on Telegram

Pháp lý cryptocurrency tại Nhật Bản

FSA Nhật Bản: Stablecoin không phải là tiền mã hóa

When Lambor 30/10/2018

Follow Tiendientu on Telegram

 Cơ quan quản lý tài chính hàng đầu Nhật Bản, Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA), đã có chia sẻ về hình thức quản lý các stablecoin theo luật pháp hiện hành của Nhật. Ngoài việc nhấn mạnh stablecoin không phải tiền mã hóa, phát ngôn viên của cơ quan quản lý còn làm rõ các yêu cầu đăng ký cho các tổ chức phát hành và môi giới của họ.

Stablecoin không phải tiền mã hóa

Luật thanh toán quỹ đã sửa đổi của Nhật Bản và Đạo luật dịch vụ thanh toán đã sửa đổi có hiệu lực vào tháng 4.2017 đã điều chỉnh toàn bộ ngành công nghiệp tiền mã hóa của quốc gia này.

Được biết, khái niệm tiền mã hóa theo Luật thanh toán quỹ đã sửa đổi định nghĩa, là một phương tiện thanh toán và được miễn trừ thuế tiêu thụ. Sau đó đạo luật đã được thay đổi yêu cầu nhà điều hành các sàn giao dịch cryptocurrency đăng ký với Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA).

Khi được hỏi cách thức quản lý các stablecoin khi chúng đang ngày một phổ biến, đại diện FSA cho biết:

“Về nguyên tắc, stablecoin neo giá với tiền pháp định không được liệt vào danh mục “tiền mã hóa” dựa trên Đạo luật dịch vụ thanh toán.”

Stablecoin không phải tiền mã hóa.

Những yêu cầu về đăng ký

Đề cập đến những yêu cầu khi đăng ký hoạt động hay phát hành cryptocurrency tại Nhật, phía FSA nhấn mạnh:

“Do đặc điểm của stablecoin, các công ty cần phải đăng ký với tư cách là Người phát hành Công cụ thanh toán trả trước hoặc Nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền dựa trên Đạo luật dịch vụ thanh toán.”

Có hai loại công cụ thanh toán trả trước: các công cụ dành cho doanh nghiệp tư nhân và các công cụ cho doanh nghiệp của bên thứ ba, theo FSA. Mỗi loại đều có các yêu cầu báo cáo và đăng ký riêng.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền, theo Đạo luật dịch vụ thanh toán, những người đăng ký là nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền lên đến một triệu yên (tương đương 9.000 USD) mà không cần giấy phép ngân hàng.

FSA trình bày và nhấn mạnh:

“Nói cách khác, các giao dịch chuyển tiền cho hơn một triệu yên vẫn được xử lý độc quyền bởi các ngân hàng.

Khi một cá nhân/tổ chức tham gia vào các giao dịch có giá trị tương đương một triệu yên hoặc ít hơn trong quá trình giao dịch thì bắt buộc đăng ký với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền. Đối với các giao dịch vượt quá một triệu yên, bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh của ngân hàng theo Đạo luật ngân hàng.”

Nhật Bản gần đây đã tuyên bố thừa nhận trạng thái tự quản của ngành công nghiệp tiền mã hóa, cho phép Hiệp hội các sàn giao dịch cryptocurrency Nhật Bản kiểm soát các quy định trong lĩnh vực.

Ngoài ra, FSA đang tìm cách hạn chế số tiền mà nhà đầu tư có thể vay để giao dịch ký quỹ với tiền mã hóa.

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org