Follow Tiendientu on Telegram

Kiến thức Cryptocurrency và Blockchain

KYC là gì? AML là gì? Tầm quan trọng của KYC và AML trong kỷ nguyên số

Abraham 08/12/2019

tiendientu-header KYC và AML là những cụm từ thường xuyên xuất hiện khi bạn đăng ký tài khoản mới trên sàn giao dịch. Quy trình KYC thường phải trải qua nhiều bước nên khá nhiều người không muốn thực hiện. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ giải thích tầm quan trọng của KYC//AML và lý do tại sao bạn nên KYC đầy đủ cho tài khoản của mình. kyc là gì

KYC và AML là gì?

KYC/AML là quá trình thẩm định của một công ty hay tổ chức tài chính để xác minh danh tính của khách hàng của họ.

Mục đích để đảm bảo rằng số tiền mà khách hàng muốn gửi là sở hữu hợp pháp (hay “chính chủ”). Đồng thời cũng đảm bảo khách hàng không nằm trong danh sách đen “Blacklist” như khủng bố, tội phạm, tham nhũng, …

Các thuật ngữ này xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Kể từ khi cryptocurrency xuất hiện, KYC/AML cũng len lỏi vào loại tiền mới này.

Hôm nay, mời các bạn cùng tiendientu.org tìm hiểu KYC/AML trong cryptocurrency nhé.

tiendientu.org-kyc-la-gi-2

KYC là gì?

KYC là từ viết tắt của Know Your Customer, dịch nghĩa là “Hiểu biết khách hàng của bạn”.

KYC là quá trình thu thập thông tin nhận dạng có liên quan tới khách hàng của một dịch vụ nào đó. Các thông tin cá nhân thường được thu thập là ảnh chụp, số chứng minh thư, Passport, bằng lái xe, địa chỉ,…

Mục đích của quá trình KYC là loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn khỏi việc sử dụng dịch vụ của nền tảng.

Ví dụ: Sàn Binance US chỉ mở cho công dân Mỹ, trong khi sàn Binance hiện tại đã cấm công dân quốc gia này. Do đó, 2 sàn phải yêu cầu KYC để lựa chọn đúng tệp khách hàng mình cần.

Dựa vào cơ sở dữ liệu mà quá trình KYC thu thập được, các cơ quan chức năng có thể điều tra hoặc theo dõi hành vi sai trái.

AML là gì?

AML là từ viết tắt của Anti Money Laundering, nghĩa là “Chống rửa tiền”.

Rửa tiền là một trong những vấn nạn của cryptocurrency nói riêng và tài chính truyền thống nói chung. Rửa tiền là hành vi che đậy khoản tiền kiếm được một cách bất hợp pháp, làm cho khoản tiền này có “bình phong” hợp pháp.

Từ đó, AML là các quy định được đưa ra để ngăn chặn việc tạo ra thu nhập từ những hành vi bất hợp pháp như tham nhũng, buôn lậu, ma tuý, rửa tiền,…

Tầm quan trọng của KYC và AML

Tại sao giao dịch crypto cần có KYC?

Quá trình KYC/AML thường có quy trình dài dòng, yêu cầu nhiều giấy tờ phức tạp. Từ đó, không ít người dùng cho rằng nên loại bỏ bớt các quy định này đi.

Tuy nhiên, nếu biết được lý do tại sao phải chống rửa tiền thì mọi người sẽ không than phiền vì những quy trình này nữa. Vì cuối cùng, KYC/AML chỉ có mục đích là bảo vệ tài sản của mọi người.

tiendientu.org-kyc-la-gi-1

Đối với sàn giao dịch

Hãy cùng xem xét ví dụ như sau:

Một trùm Mafia đang bị cảnh sát quốc tế truy nã, vừa kiếm được 5 triệu USD tiền mặt sau một vụ buôn bán ma túy. Hắn muốn chuyển số tiền này cho tổ chức đang buôn bán vũ khí tại Châu Phi.

Và cách đơn giản nhất là đổi 5 triệu USD sang Bitcoin để chuyển đi. Nhờ tính ẩn danh của blockchain, không ai biết được chủ sở hữu của số tiền lớn này. Đồng thời, giao dịch Bitcoin còn không cần thông qua bên trung gian nào.

Tuy nhiên, làm thế nào để chuyển 5 triệu USD sang Bitcoin mới là vấn đề.

Để đổi USD thành BTC trên sàn giao dịch, hắn cần thực hiện KYC xác thực danh tính và chắc chắn tài khoản sẽ bị cấm ngay từ đầu vì nằm trong Blacklist. Và những viễn cảnh phía sau không thể thành hiện thực được.

Bọn tội phạm không thể nào vượt qua quy trình KYC/AML của sàn để biến “tiền bẩn” thành tiền sạch được.

Vì thế KYC ra đời để chống rửa tiền nhằm vào các hoạt động bao gồm thao túng thị trường, buôn bán hàng hoá trái phép, tham nhũng quỹ công và trốn thuế, cũng như các hoạt động nhằm che giấu tội danh.

Đối với người dùng

Cung cấp thông tin KYC là cần thiết để tài khoản của bạn có thể nâng hạng mức giao dịch.

Bạn không thể giao dịch đến 100 BTC trên sàn mà không cung cấp thông tin nào để sàn biết bạn là ai, sinh sống ở đâu, không liên quan đến tội phạm rửa tiền,…

Thêm nữa, KYC đầy đủ sẽ giúp bạn nhận được những hỗ trợ tốt nhất từ sàn. Nếu gặp vấn đề gì khi giao dịch (lệnh chuyển coin chưa được duyệt chẳng hạn), sàn sẽ ưu tiên support cho những user đã KYC đầy đủ – nghĩa là đặt niềm tin vào nền tảng của sàn.

Cung cấp thông tin để KYC có nguy hiểm không?

Sàn giao dịch luôn cam kết bảo mật dữ liệu cá nhân của bạn. Nghĩa là, thông tin của user chỉ dùng để KYC chứ không dùng trong những mục đích khác.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thông tin KYC bị lộ. Chẳng hạn như toàn cảnh drama sàn Binance bị hack, để lộ thông tin KYC người dùng. Dù vậy, những thông tin này bị làm mờ, hoàn toàn không rõ có phải bị rò rĩ từ nguồn dữ liệu của Binance hay không.

tiendientu.org-kyc-la-gi-3

Để tránh những vụ việc sàn bị hack, bị tuồng thông tin KYC như vậy, bạn nên lựa chọn một sàn giao dịch Bitcoin uy tín, an toàn.

Tài liệu cần chuẩn bị để xác minh KYC/AML thành công

Không chỉ sàn giao dịch mà các dự án ICO hay IEO cũng sẽ yêu cầu bạn thực hiện KYC nếu muốn tham gia. Mỗi sàn mỗi dự án đều có yêu cầu xác minh khác nhau, tuy nhiên có một số giấy tờ tùy thân bạn luôn cần phải chuẩn bị như sau:

  • Ảnh mặt trước và sau chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu (Passport)
  • Họ, tên và địa chỉ cư trú giống như trên CMND hoặc hộ chiếu
  • Ảnh chụp có khuôn mặt của bạn và thường các sàn sẽ yêu thêm một tờ giấy có ghi: ngày hiện tại, tên sàn và trên tay cầm CMND hoặc Passport
  • Giấy phép lái xe (tùy sàn)
  • Giấy tờ chứng thực địa chỉ cư trú có giá trị trong 3 tháng như Hóa đơn điện nước, ngân hàng, mạng internet,… (tùy sàn và dự án)

Tất cả ảnh chụp bạn chú ý phải rõ ràng, không mờ, không chỉnh sửa, phải rõ mặt và địa chỉ.

Thời gian để sàn kiểm duyệt thông tin KYC/AML của bạn trung bình là 2-3 ngày (dĩ nhiên sẽ có sàn nhanh hơn, có sàn chậm hơn). Sàn sẽ liên hệ với bạn qua email.

Trong trường hợp không được thông qua, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp lại hình ảnh rõ nét hơn hoặc thông tin chính xác hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi các bài viết hướng dẫn đăng ký và xác minh trên sàn giao dịch cụ thể của tiendientu.org nhé.

Kết luận

KYC/AML là quá trình xác thực nhiều bước, khá dài dòng và rườm rà. Đối với các sàn giao dịch chấp nhận tiền pháp định, những yêu cầu KYC/AML sẽ càng phức tạp hơn nữa.

Tuy nhiên, sự bất tiện này là cần thiết để đổi lại tính an toàn cho tài sản và thông tin của bạn. Thử nghĩ mà xem, nếu sàn có KYC/AML dễ dãi, tội phạm rửa tiền trên sàn một khi bị cơ quan chức năng phát hiện thì sàn sẽ có nguy cơ bị đóng cửa.Tài sản của bạn dù không liên quan gì nhưng cũng sẽ bị điều tra chung.

Khi đó, mọi chuyện còn rắc rối hơn quá trình KYC hiện giờ nữa.

Một ưu điểm khác là bạn có thể dựa vào quy trình KYC để đánh giá sàn có chất lượng hay không. Sàn giao dịch uy tín thường bắt người dùng xác thực nhiều thông tin hơn là những sàn nhỏ, chỉ có mục tiêu là kiếm nhiều tiền từ bạn càng tốt.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ KYC/AML là gì và tầm quan trọng của quá trình chống rửa tiền trên các sàn giao dịch.

tiendientu.org