Một thanh niên vừa ra đi đột ngột ở Colorado trong năm nay, và ít người biết rằng anh đã đầu tư vào Bitcoin vào năm 2013, khi đó giá trị của mỗi đồng chỉ vỏn vẹn có 22 USD thế nhưng đến năm 2017 giá trị tăng một cách chóng mặt lên 5.000 USD.
Gia đình sẽ đứng tên thừa kế tài sản của anh – nghĩa là họ phải có được private key mới có thể truy cập vào tài sản Cryptocurrency của anh.
Bitcoin là một hình thức tiền kỹ thuật số được bảo vệ bởi phương thức bảo mật. Với thuộc tính đặc biệt mà nó đem lại là sự bảo mật an toàn tuyệt đối, Bitcoin giúp người dùng yên tâm cất trữ tài sản của mình. Thế nhưng, mặt hạn chế của phương thức này nằm ở việc Bitcoin sẽ biến mất hoàn toàn nếu như chủ sỡ hữu của chúng qua đời. Đây hẳn là một vấn đề nan giải đối với người thân của các cá nhân đã đầu tư vào thị trường công nghệ hiện có giá trị vốn hóa khoảng 70 tỷ USD.
Bitcoin được lưu trữ trong ví điện tử, ở đó mỗi ví sử dụng một chuỗi các ký tự ngẫu nhiên được gọi là “public key” tương tự như một địa chỉ được mã hóa dùng để gửi và nhận tiền kèm theo một “private key” chỉ cho phép chủ sở hữu truy cập vào nội dung của ví tiền.
Chẳng hạn, chủ sở hữu Bitcoin khi qua đời nhưng không chia sẻ private key của mình cho người khác biết, thì người người thừa kế tài sản của người đó sẽ không bao giờ truy cập hay biết được số tài sản bên trong ví. Có nhiều biện pháp để hạn chế trường hợp này gồm việc: chủ sở hữu tạo ra các bản sao của private key trên giấy, file, bộ nhớ… sau đó giao lại cho người mình tin tưởng hoặc ủy thác nó cho dịch vụ thương mại để quản lý chúng.
Tuy nhiên, phương pháp nào cũng kèm theo các nguy cơ tiểm ẩn. Di chúc của Suzanne Walsh và luật sư về kế thừa tài sản – Murtha Cullina cho biết vài trường hợp những người khi được kế thừa tài sản bao gồm cả Bitcoin private key có thể không hề biết gì về giá trị cũng như cách sử dụng của nó, thế là tài sản của người để lại cũng sẽ biến mất – từ đó một loại hình dịch vụ thương mại được hình thành để giải quyết vấn đề này.
Đó cũng chính là lý do mà gia đình của người đàn ông ở Colorado có thể nhận lại khoản Bitcoin của mình. Gia đình đã phát hiện ra người thân của họ đầu tư vào Bitcoin khi thống kê tài khoản ngân hàng của anh, trong đó tiết lộ khoản ghi nợ từ Coinbase, một dịch vụ giao dịch và cung cấp ví điện tử phổ biến. Với tài liệu có trong tay, gia đình đã tiếp cận công ty San Francisco, nơi đã xác nhận sự tồn tại của ví và đang trong quá trình chuyển giao nội dung trong ví. (Các sàn giao dịch đều kèm theo các chính sách chuyển nhượng tiền kỹ thuật số cho người thân, bên cạnh đó họ cũng hạn chế thảo luận nhiều về vấn đề này vì sợ việc những kẻ gian lận sẽ sử dụng quyền sở hữu giả mạo để lấy cắp Bitcoin của khách hàng.)
Henry Leibowitz – luật sư ở Proskauer, cho biết các nhà quản lý thường sử dụng các bản khai thuế để xác định tài sản. Ông so sánh tình hình Bitcoin vào khoảng thời gian người đó qua đời với thông tin vốn lưu trữ còn lại – có vài trường hợp khi không sớm tìm ra tài sản và để tồn đọng trong khoảng thời gian dài, công ty phát hành có thể liệt chúng vào diện không cho phép mua lại và chuyển toàn bộ cho bộ phận bất động sản không người nhận của chính phủ.
Kết luận nếu Bitcoin không được kê khai trong di chúc, họ sẽ dễ bị những luật sư bất động sản liệt vào hạng mục “hàng vặt” – và thế là số phận của tài sản kỹ thuật số bị người thừa kế ruồng bỏ. Thế nhưng, điều đáng tiếc ở đây chính là thay vì một chiếc đèn hay một vài loại đồ trang sức, người thừa kế có thể nắm trong tay private key của một chiếc ví Bitcoin trị giá hàng ngàn hoặc hàng triệu đô la.
Xem thêm:
Video đề xuất: Lô Trezor tiếp theo đã về. Trong ngày nay và ngày mai, tiendientu.org sẽ free ship hết cho khách hàng nhé!
Lô Trezor tiếp theo đã về. Trong ngày nay và ngày mai, tiendientu.org sẽ free ship hết cho khách hàng nhé!Trân trọng cảm ơn và cảm ơn
Posted by Tiền điện tử on Tuesday, 12 September 2017
Theo Fortune