Follow Tiendientu on Telegram

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấm sử dụng Bitcoin dưới hình thức thanh toán

Tris 28/10/2017

Follow Tiendientu on Telegram

Mới đây, nhiều trang báo đã đưa tin rằng từ ngày 01.01.2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy, nội dung này được hiểu như thế nào? Hãy cùng tiendientu.org làm rõ một số vấn đề sau.

“Cấm phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo khác làm phương tiện thanh toán”

Theo các nguồn tin tổng hợp được, tiendientu.org xin trích dẫn nguyên văn thông tin về lệnh cấm như sau:

Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tiền ảo với tư cách là tiền tệ, phương tiện thanh toán: đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đã phối hợp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp vào Bộ luật Hình sự.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước dẫn chiếu: Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về phương tiện thanh toán như sau:

6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.”

Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về hành vi bị cấm bao gồm: “6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật đã dẫn, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Bitcoin, tiền mã hoá/tiền điện tử là tài sản, không phải phương tiện thanh toán

Như vậy, thông báo mới nhất về “sự chấp nhận” và “chế tài” đối với Bitcoin cũng như các loại cryptocurrency (tiendientu.org sẽ gọi chung các loại “tiền ảo” được nhắc ở trên, cũng như tiền mã hoá, tiền kĩ thuật số là cryptocurrency) sẽ được áp dụng cho trường hợp sử dụng Bitcoin hay cryptocurrency là “phương tiện thanh toán”. Vì thế, những trường hợp như đại học FPT cho phép học sinh ngoại đóng học phí bằng Bitcoin, hay một số nhà hàng, tiệm café ở các thành phố lớn tại Việt Nam đã chấp nhận khách hành thanh toán bằng Bitcoin, hoặc ai có ý định bán nhà lấy Bitcoin như anh chàng ở Miami, sẽ là đối tượng cần điều chỉnh để tuân theo luật pháp Việt Nam.

Trong khi Nhật Bản đã chính thức hợp pháp hoá Bitcoin từ tháng Tư và đưa Bitcoin vào sử dụng ở hơn 1.000 cửa hàng bán lẻ, cũng như cấp phép hoạt động cho các sàn giao dịch cryptocurrency trong và ngoài nước, thì Việt Nam, giống như Trung Quốc và một số quốc gia khác vẫn xem Bitcoin và cryptocurrency chỉ là một loại tài sản, hàng hoá, và không công nhận là tiền tệ hợp pháp.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì những ưu điểm của Bitcoin và cryptocurrency cũng chính là yếu tố khiến chính phủ các quốc gia phải đau đầu. Bitcoin không thể kiểm soát, giá bất ổn định, biến động mạnh, giao dịch lại ẩn danh, rất dễ dàng bị tội phạm lợi dụng để rửa tiền, thực hiện các hành vi phạm pháp như buôn người, bán thuốc phiện, ủng hộ khủng bố…

Bitcoin và cryptocurrency là công cụ đắc lực cho các tội phạm

Kết luận

Như vậy, những tổ chức, công ty, cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng bởi quy định này của chính phủ. Nếu tiếp tục treo bảng “Bitcoin accepted” (Chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin) thì sớm muộn họ cũng nhận thư mời từ các cơ quan chức năng và chuẩn bị sẵn bảng tường trình, lệ phí nộp phạt.

Nhưng, với những cá nhân, những người đang sở hữu Bitcoin hoặc các loại cryptocurrency khác như Ethereum, Litecoin…tại đất nước hình chữ S, họ phải ứng biến thế nào với tình huống này? Tiếp tục đồng hành cùng xu hướng của thế giới, ủng hộ công nghệ hàng đầu, giữ “những tài sản” đang có giá trị vốn hoá gần 170 tỉ USD?

Theo những lập luận trên, tiendientu.org cho rằng, chỉ cần bạn không thực hiện các hành vi “phát hành, cung ứng, sử dụng như một phương tiện thanh toán” thì bạn vẫn không vi phạm pháp luật Việt Nam, đồng thời không rơi vào trạng thái FOMO (Fear of missing out) – hội chứng sợ bị bỏ rơi khỏi nhịp phát triển…

Xem thêm: 

Video đề xuất:

VTV1 nhắc lại nội dung trong thông cáo báo chí mà NHNN VN từng đăng tải: "Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam". —–Nguồn: VTV1, Bản tin tài chính kinh doanh, 27.10.17

Posted by Tiền điện tử on Thursday, 26 October 2017

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org