Đồng XRP và hệ sinh thái Ripple
Ripple, công ty start-up công nghệ phát hành cryptocurrency có vốn hoá lớn thứ ba thế giới – XRP, là chủ quản network chuyển tiền toàn cầu được nhiều ngân hàng đăng kí sử dụng và mua cổ phần. Nhưng, trên con đường săn đuổi để được niêm yết trên hai sàn giao dịch nổi tiếng tại xứ cờ hoa là Gemini và Coinbase, công ty có trụ sở tại Francisco đã xảy chân và không chốt được thương vụ đáng thèm khát.
Từ những thổi phồng hay đồn đại xung quanh thương hiệu Ripple và token mã XRP, việc XRP vắng mặt trên các sàn giao dịch cryptocurrency hàng đầu như Gemini và Coinbase dường như càng trở nên thu hút và gây tò mò hơn. Bằng cách treo lủng lẳng cryptocurrency của mình trước cửa các nền tảng giao dịch, Ripple càng chứng tỏ rằng XRP phụ thuộc rất lớn vào việc được niêm yết trên các sàn giao dịch hàng đầu.
Nhưng, vấn đề không phải là vì Ripple thiếu sự cố gắng.
Năm ngoái, chính Ripple đã đề xuất các ưu đãi cho Gemini và Coinbase. Tuy nhiên, có một điểm vô cùng quan trọng không thể bỏ qua trong nỗ lực đưa XRP lên thị trường chính là quy định của Hoa Kì. Cơ quan chức năng Hoa Kì đã đưa ra cảnh báo, ngăn chặn các sàn giao dịch niêm hỗ trợ những token có đặc điểm giống với chứng khoán. Mà, XRP lại đang thuộc sự quản lý của một công ty…
Theo một nguồn tin cho hay, năm ngoái nhân viên của Ripple đã ra giá 1 triệu USD để thuyết phục Gemini niêm yết RXP vào quý ba. Vụ trả giá này theo sau nỗ lực thực hiện các chiến lược khác của Ripple như trả tiền hoàn lại và các chi phí liên quan.
Trong cuộc đàm phán sơ bộ với Coinbase vào mùa thu năm ngoái, Ripple cho biết sẽ sẵn sàng cho sàn giao dịch này vay hơn 100 triệu tiền XRP để người dùng tiến hành giao dịch. Không thông qua một thoả thuận giấy trắng mực đen nào, Ripple chấp nhận Coinbase hoàn trả nợ bằng XRP hay đô la Mĩ. Nếu Coinbase “chốt deal”, nền tảng giao dịch của Mĩ sẽ thu lợi rất lớn vì giá trị của các token tăng lên chóng mặt trước thời điểm được niêm yết.
Chẳng may cho Ripple, cả Gemini và Coinbase đều từ chối hợp tác.
Emmalee Kremer, phát ngôn viên của Ripple khẳng định những thông tin được tiết lộ ở trên là không chính xác, nhưng cô đã từ chối tranh luận về đề tài này.
Emmalee cho biết:
“Bất kể là gì, Ripple luôn minh bạch chuyện công ty cố gắng tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái XRP vững mạnh. Chúng tôi muốn biến XRP thành tài sản số có tính thanh khoản nhất, thưc hiện các thanh toán toàn cầu với tốc độ cao và chi phí thấp.”
Anh em sinh đôi Cameron và Tyler Winklevoss – đồng sáng lập Gemini từ chối bình luận về những thông tin trên. Trong khi đó, đại diện Coinbase cũng tránh né nhắc đến chủ đề này và hướng Bloomberg đến chính sách niêm yết của sàn.
Theo một báo cáo của Autonomous Research, việc trả tiền cho các sàn để được niêm yết token là hoàn toàn bình thường. Giá trị của các thương vụ này thường giao động từ “1 triệu đô – mức hợp lý, đến 3 triệu đô – để được thanh khoản nhanh”.
Con đường trụ vững của Ripple tại Hoa Kỳ càng thêm chông gai, khi XRP có khả năng nằm trong danh sách đáng được quan tâm của cơ quan chức năng.
Đối với nhiều người, XRP có giá trị liên kết giữa thế giới ngân hàng và tiền kĩ thuật số, đồng thời được chống lưng bởi một công ty công nghệ tại Silicon Valley. XRP được tạo ra để cách mạng hoá ngành ngân hàng, thay đổi các thức chuyển tiền xuyên biên giới, giúp các giao dịch diễn ra nhanh hơn, và rẻ hơn. Website Ripple nêu rõ, công ty start-up này sử dụng các biện pháp khuyến khích thị trường mua và bán XRP, đồng thời bán định kì XRP cho các nhà đầu tư tổ chức. Mặc dù token XRP không đại diện cho cổ phần của công ty Ripple, nhưng mối quan hệ giữa XRP và Ripple có thể khiến các nhà quản lý quan ngại, và xem XRP như chứng khoán. Cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình xem xét và phân loại các token này.
Nếu được xếp vào nhóm chứng khoán, XRP sẽ nói lời tạm biệt với “Miền viễn Tây hoang dã” cryptocurrency chưa bị kiểm soát, và buộc tuân theo những quy định về tài sản – tương tự như cổ phiếu. Đương nhiên, sàn giao dịch hỗ trợ cho tài sản đó cũng phải thi hành nghĩa vụ tương đương.
Một thực tế là nhà đầu tư vẫn chưa dứt tình với Ripple. Bằng chứng là Ripple đã chinh phục thêm nhiều khách hàng mới và biến động giá hơn 14 lần trong giai đoạn ngắn ngủi từ đầu tháng 12.2017 đến đầu tháng 01.2018. Một lần tăng giá mạnh xuất hiện vào ngày 5 tháng 3, sau khi CNBC giới thiệu một chương trình sẽ có sự góp mặt của cả CEO Ripple – Brad Garlinghouse và COO Coinbase – Asiff Hirji.
Jesse Overall, luật sư của Clifford Chance cho biết trả phí niêm yết là hoàn toàn hợp pháp, giống như cách thị trường truyền thông vẫn làm. Nhưng đối với một token kĩ thuật số được xếp vào nhóm chứng khoán chưa đăng kí sẽ phức tạp hơn. Bởi lẽ, trong trường hợp này cả sàn giao dịch và nhà phát hành token đều vi phạm pháp luật và có thể bị phạt. Uỷ ban chứng khoán và sàn giao dịch Hoa Kỳ quy định các nền tảng giao dịch hỗ trợ tài sản số có đặc điểm của chứng khoán cần phải đăng kí và đáp ứng được một số điều kiện cụ thể.
Các công ty luôn phải thanh toán một khoản phí để được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu nước Mĩ, bù lại họ có thể đưa ra các yêu cầu để được sàn hỗ trợ. Chẳng hạn, Nasdaq có thể thu phí thường niên từ 42.000 USD – 155.000 USD, tuỳ theo chính sách của công ty.
Gemini và Coinbase đang giới hạn cryptocurrency được giao dịch trên sàn. Hiện tại, người dùng Gemini chỉ có thể mua-bán Bitcoin và Ether. Trong tương lai, anh em nhà Winklevoss có thể mở rộng danh sách giao dịch với những cryptocurrency khác như Bitcoin Cash, Litecoin. Coinbase vẫn đang hỗ trợ những cái tên là Bitcoin, Bitcoin Cash, Ether và Litecoin.
Amateur – Theo Bloomberg
Video đề xuất: Blockchain không thần kì như bạn nghĩ – 11 “thần thoại” blockchain đừng nên tin
Cập nhật tin tức mới nhất trên kênh Telegram.
Săn lùng sản phẩm về cryptocurrency tại Shop Tiền Điện Tử.