Follow Tiendientu on Telegram

Scam là gì? Điểm danh các loại hình Scam phổ biến hiện nay

NHK Team 17/06/2020

Follow Tiendientu on Telegram

Hiện nay, Scam hay lừa đảo trực tuyến đang là vấn đề rất phổ biến và diễn ra hằng ngày trong môi trường Internet. Nhằm giúp mọi người hiểu hơn về hình thức lừa đảo trực tuyến để có cách phòng tránh, tiendientu.org sẽ cung cấp cho các bạn thông tin thông qua bài viết “Scam là gì, điểm danh các loại hình Scam phổ biến hiện nay”, cùng tìm hiểu nhé.

Scam là gì?

Scam là thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa Tiếng Việt là lừa đảo. Mục đích của từ Scam dùng để mô tả một người, một tổ chức hay doanh nghiệp nào đó lừa đảo trên mạng nhằm chiếm đoạt khoản tiền của người khác. Nói một cách đơn giản thì scam chính là lừa đảo trực tuyến.

Khi thời đại công nghệ và Internet ngày càng phát triển thì các vụ lừa đảo trực tuyến đã tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, việc lừa đảo trực tuyến đã vượt qua tầm kiểm soát của an ninh mạng, vì thế người dùng internet cần cẩn thận với các hình thức lừa đảo hay scam hiện nay.

 Scam là gì

Các loại hình Scam phổ biến hiện nay

Hack

Hình thức này được thực hiện bằng cách kẻ lừa đảo sẽ truy cập vào thông tin cá nhân của người dùng nhờ cách sử dụng các yếu tố công nghệ để đột nhập vào máy tính hoặc thiết bị di động hoặc hệ thống mạng của người và đánh cắp các thông tin cá nhân đó.

Trộm cắp danh tính

Đây là một loại gian lận liên quan đến việc sử dụng danh tính của người khác để ăn cắp tiền hoặc thu được các lợi ích khác từ việc gian lận.

Lừa đảo giao dịch

Bạn sẽ nhận được email từ một người mạo danh là nhân viên của ngân hàng. Người đó sẽ cho biết bạn đã bị thấu chi hoặc mua hàng nào đó mà trên thực tế bạn không hề thực hiện giao dịch đó. Sau đó người đó yêu cầu bạn đăng nhập và xác minh thông tin thông qua một đường liên kết được gửi qua email. Nhưng liên kết trong email mà kẻ này gửi tới lại đưa bạn đến một website giả mạo chứ không liên quan đến ngân hàng. Khi bạn truy cập vào website này thì trang web này sẽ ghi lại các thông tin như tên người dùng và mật khẩu của bạn sau đó những kẻ này sẽ lợi dụng những thông tin này để thực hiện các ý đồ gian lận.

Hình thức Scam

Gian lận đấu giá

Hình thức lừa đảo này được thực hiện dưới dạng một người nào đó sẽ bán một đồ vật trên các trang đấu giá trực tuyến như E-bay hoặc Craigslist nhưng chỉ là ảo, sau khi người mua mua xong thì mới biết đó chỉ là lừa đảo.

Lừa đảo quyên góp

Hình thức này hiện đang cực kỳ phổ biến trên mạng xã hội. Cụ thể là theo kịch bản là có một người tuyên bố rằng họ biết một người nào đó đang bị bệnh và hoàn cảnh rất khó khăn nên đang rất cần được hỗ trợ tài chính. Sau đó, lợi dụng lòng thương người của người khác để mọi người quyên góp tiền và kẻ lừa đảo sẽ là người đứng ra trao số tiền quyên góp tới hoàn cảnh khó khăn nhưng cuối cùng kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt tiền của những người có lòng hảo tâm.

Catfish (hẹn hò trực tuyến)

Một người tạo lập một hồ sơ trực tuyến giả mạo với ý định lừa dối những người khác. Ví dụ như một người phụ nữ có thể tạo một hồ sơ giả mạo trên một trang website hẹn hò trực tuyến, tạo mối quan hệ với một hoặc nhiều người. Sau một thời gian kết bạn và làm quen thì người đó sẽ dùng cách mượn tiền người khác hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để thực hiện mục đích gian lận, trục lợi. 

Lừa đảo qua các cuộc gọi

Hình thức này sẽ có kịch bản kiểu sẽ có một người tự xưng là nhân viên hỗ trợ kỹ thuật từ một công ty máy tính gọi điện và thông báo với bạn là họ đã nhận được thông tin rằng máy tính của bạn bị nhiễm virus hoặc đã bị tấn công. Sau đó họ sẽ cung cấp các kết nối từ xa với máy tính của bạn (ví dụ teamview) để khắc phục sự cố. Lợi dụng việc này để đánh cắp các thông tin cá nhân trên thiết bị của bạn.

Lừa đảo 419

Với hình thức này, kẻ lừa đảo thường gửi email tự xưng mình là kế toán trưởng của một công ty hay là nhân viên một ngân hàng, đề nghị hợp tác với bạn trong những thương vụ có lợi nhuận lớn và yêu cầu thông tin về tài khoản ngân hàng để gửi tiền vào tài khoản của bạn. Sau đó lợi dụng những thông tin ngân hàng bạn cung cấp để chống lại chủ sở hữu hoặc tiền gửi sẽ không được gửi vào tài khoản của bạn.

Lừa đảo đầu tư

Lợi dụng nhu cầu, khao khát làm giàu và kiếm tiền của mọi người, kẻ lừa đảo sẽ tạo ra rất nhiều kịch bản theo kiểu cơ hội kiếm tiền dễ dàng và đưa cơ hội đó đến với bạn, sau đó khiến cho bạn tiền mất tật mạng.

Lừa đảo việc làm và thu nhập

Hình thức lừa đảo này được thực hiện bằng cách, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu bạn chuyển tiền để giúp bạn có một công việc nhẹ với mức lương hấp dẫn. Đây là hình thức cực kỳ phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Hình thức Scam

4 dấu hiệu đáng ngờ của scam tiền điện tử

Ngụy trang thành MLM

Tất cả các công ty tiền điện tử chính thống và uy tín đều không thể vận hành theo mô hình MLM (IMO) được nên khi có ai đó giới thiệu cho bạn dự án crypto hoặc cơ hội chạy mô hình MLM thì hãy nghĩ ngay đây là một hình thức Scam tiền điện tử và hãy bỏ qua nó để bảo vệ chính bạn nhé.

Không có blockchain hoặc trình khám phá

Tiền điện tử chạy theo công nghệ blockchain, tất cả lịch sử các giao dịch đề được lưu trữ trên ví blockchain. Vì thế khi ai đó cho bạn các cơ hội kiếm tiền liên quan đến tiền điện tử, bạn hãy yêu cầu họ cho bạn xem tất cả các giao dịch của công ty họ.

Đội lốt công ty giao dịch tiền điện tử

Một ai đó gửi cho bạn vài dòng chữ trên WhatsApp vài phút trước khi giới thiệu cơ hội về tiền điện tử. Bạn hãy yêu cầu họ gửi cho bạn trang web và kiểm tra nó, sau đó họ tuyên bố sẽ giao dịch bằng tiền điện tử và ngoại hối.

Hứa hẹn lợi nhuận cao

Các công ty lừa đảo sẽ tuyên bố cung cấp lợi nhuận cao mà không có rủi ro nào cả nên khi gặp trường hợp này bạn cần cẩn thận. Nếu thấy nghi ngờ về bất cứ dự án nào, hãy sử dụng cấu trúc sau và search trên google:  “review + tên công ty” để xem lịch sử công ty đó được mọi người đánh giá như thế nào.

Nhận biết một dự án Scam

Diễn đàn của công ty không hoạt động hoặc có quá ít người tham gia hoạt động.

Website không có nội quy hay điều khoản hoạt động, không có trụ sở hay địa chỉ offline cụ thể, không có hotline và hỗ trợ thành viên.

Quảng cáo google ADS trả quá 0.02$/click (với PTC).

Khi tham gia MMO, bạn nên nhớ rằng tất cả những trang web kiếm tiền dễ dàng đều là Scam.

Mức thanh toán tối thiểu rất lớn như 10$, 20$, 100$ (với PTC), không ổn định, hay thay đổi và tăng vọt.

Chiêu trò ưu đãi lớn như giảm 50% giá khi nâng cấp từ ngày … đến ngày…

Cách phòng tránh Scam

Bạn cần cảnh giác với những cái gì quá bất thường, khi người ta đưa ra một giá đắt quá hay rẻ quá cũng rất đáng ngờ. Nhất là bạn cần cẩn thận với những trường hợp chấp nhận thanh toán qua thẻ cào điện thoại nhé.

Hợp tác với những đối tác có trang web với địa chỉ rõ ràng, có hotline hỗ trợ hay thông tin giới thiệu và thông tin liên hệ công ty minh bạch, rõ ràng.

Không giao tài khoản, mật khẩu cho bất cứ người nào trên mạng vì đó có có thể là hacker đang cố lấy thông tin ngân hàng, tài khoản và thông tin cá nhân của bạn từ chính bạn.

Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn các thông tin về Scam là gì, các hình thức Scam phổ biến hiện nay và cách phòng tránh Scam. Với tốc độ phát triển và ứng dụng internet vào đời sống hiện nay, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn tránh được những phi vụ lừa đảo trên mạng nhé.

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org