Follow Tiendientu on Telegram

Dự án Skymining

Kỳ 1: Sky mining là gì? Vì sao giám đốc Sky mining lại bỏ trốn?

When Lambor 26/07/2018

Follow Tiendientu on Telegram

tiendientu-header Mô hình đa cấp máy đào tiền mã hóa Sky mining nhằm huy động vốn trái phép đã bắt đầu lộ rõ những dấu hiệu lừa đảo, mang lại rủi ro cho nhà đầu tư. Và chuyện gì đến cũng đến, vài ngày trước, giám đốc  Sky Mining đã bất ngờ mất tích cùng với số tiền không nhỏ của các nhà đầu tư. Nhiều câu hỏi bắt đầu được đưa ra, Sky mining là gì? Sky mining có lừa đảo không? 


Sky mining là gì?

Sky mining là mô hình đa cấp máy đào tiền mã hóa, là hình thức người dân tham gia mua các gói máy đào từ Sky mining, đơn vị này sẽ xuất máy cho người mua và sau đó người mua ký gửi máy cho cơ sở thực hiện việc đào coin. Sau 15 – 18 tháng, khi hoàn thành chu kỳ lợi nhuận 300% so với gói đào ban đầu, nhà đầu tư sẽ trả máy lại cho Sky mining.

Theo như cam kết ban đầu, Sky mining sẽ trả lãi mỗi ngày đối với gói 5.000 USD là 40 – 50 USD nhưng nay giảm xuống còn 10 USD/ngày. Nhà đầu tư tên Nguyễn (TP.HCM) nói mất niềm tin khi Sky mining tự điều chỉnh mức lợi nhuận đã cam kết với nhà đầu tư ban đầu là 0,8 – 1%/ngày (khoảng 25%/tháng) và tổng mức lợi nhuận 300% trên vốn.

Vài tháng trước, giới đầu tư tiền mã hóa Việt Nam gây chấn động với cú lừa ngoạn mục của Ifan và Pincoin. Hơn 15 nghìn tỷ đồng đã bốc hơi cùng với các lời hứa, các chiếc bánh vẽ do bọn lừa đảo đưa ra và những mơ mộng hảo huyền của các nhà đầu tư.

Thủ đoạn của chúng là đánh vào lòng tham của những người thiếu hiểu biết khi đưa ra mức lợi nhuận hấp dẫn, kèm theo là hình thức hoa hồng dành cho người giới thiệu. Nhiều người đã tin lời chúng tham gia, ngoài ra còn kéo theo cả gia đình, bạn bè, bà con dòng họ vào làm tuyến dưới, hậu quả là tán gia bại sản.

Và Sky mining cũng thế. Theo như lời anh Joshua Phan, cố vấn đặc biệt của công ty đầu tư tài chính ETORO (etoro.com) chuyên về lĩnh vực tiền mã hóa, Sky mining thực chất là một hình thức lending đa cấp trá hình không hơn không kém và hoàn toàn không an toàn.

Tổ chức này được giới thiệu là tổ chức khai thác tiền mã hóa lớn nhất Việt Nam, website của họ là skymining.world. Tuy nhiên, khi truy cập vào trang chủ của họ thì thấy rõ ràng đây là một website chưa hoàn thiện, các mục như Lịch Sử Phát Triển Tiền Tệ, Kiến Thức Tiền Điện Tử, Xu Thế Phát Triển Tiền Điện Tử, Xưởng Khai Thác Coin Sky Minning … vẫn là những liên kết trống rỗng.

Ngoài ra, font chữ bị lỗi và thêm nhiều ký tự lung tung, vô nghĩa như chữ Đ<->ào, ++Sách .. cho thấy đây là một website được làm một cách rất cẩu thả, sai nguyên tắc. Không có một thông tin nào rõ ràng về tính chính danh của tổ chức Sky Minning này được hiển thị trên trang web. Nếu so sánh với những gì họ tuyên bố, thì đây không phải là một website xứng tầm nếu không muốn nói là vô cùng tệ hại.

Tiếp tục kiểm tra thông tin Whois tên miền skymining.world, chúng tôi thấy nó được đăng ký tại registrar Namecheap.com vào ngày 31.8.2017, tuy nhiên thông tin người đăng ký và các thông tin liên hệ đều bị ẩn danh ngay từ đầu.

Theo tổ chức ICAN, việc ẩn thông tin Whois đối với một trang web cá nhân là điều cần thiết nếu có thể làm. Còn ở đây họ là một tổ chức, nếu muốn thể hiện sự trung thực và chính danh thì chúng tôi chưa từng thấy một công ty, hay tổ chức nào trên thế giới có websites mà lại giấu thông tin whois không muốn người khác biết họ là chủ sở hửu. Ngoài ra, hosting họ cũng cài đặt dịch vụ CDN của hãng Cloudflare giấu hẳn địa chỉ IP thật.

tiendientu.org-lua-dao-crypto
Scam – chuyện không của riêng nước nào!

Thủ thuật lừa đảo của Sky mining vẫn là lấy của nguời sau trả lãi và hoa hồng cho nguời trước, họ khống chế tỉ giá thu vào là 25.000đ cho $1 và rút lãi ra chỉ là 23.000đ cho $1 . Các con mồi sập bẫy vì thấy lãi hằng ngày quá hấp dẫn, nên sẽ dồn lãi vào vốn, ngoài ra nếu rút hằng ngày thì $1.000 nhà đầu tư phải mất chênh lệch 2 triệu đồng nên sẽ ít ai rút lãi hằng ngày hoặc hàng tháng.

Tại Việt Nam, Ngân Hàng Nhà Nuớc đã có công văn 5747/NHNN-PC gửi Văn Phòng Chính Phủ ngày 21/7/2017 về việc không công nhận Bitcoin cũng như các mã tiền kỹ thuật số (tiền ảo) khác. Hoạt động giải mã tiền điện tử (gọi là đào tiền ảo) hiện pháp luật Việt Nam không cấm, nhưng không có văn bản pháp luật nào nói lên sự ủng hộ của các ban ngành chức năng về lĩnh vực này.

-> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước nhất trí đề xuất tạm dừng nhập khẩu máy đào tiền mã hóa

Vì sao Sky mining lại có thể lừa đảo được nhiều người như thế?

Skymining là mô hình lending đa cấp trá hình, không phải ponzi (vì ponzi rõ ràng là đa cấp rồi nên không cần vỏ bọc làm gì nữa). Họ lấy tiền của nhà đầu tư dưới dạng mua các gói đầu tư (giống như coin ảo, nhưng giá cố định), có sự yêu cầu cân nhánh hệ thống, có chế độ trả hoa hồng F1, F2….

Sau đó, Sky mining có thể đã dùng tiền của các nhà đầu tư để: trả lãi, hoa hồng (F1, F2, F3..) giới thiệu cho người tham gia trước + đầu tư lướt sóng một coin nào đó + xây dựng một số mỏ đào coin để tạo lòng tin cho nhà đầu tư với những máy có công nghệ lỗi thời.

Sky Mining đánh vào lòng tham, tính thích khoe khoang, sự thiếu hiểu biết về công nghệ và thị trường tiền mã hóa của người dân.

Nguồn: Internet

Số coin thật sự đào ra được không nhiều như họ quảng cáo. Các máy đào đã được bán lại cho nhà đầu tư mua gói cao hơn gấp hàng vài lần đến cả chục lần so với giá trị thực tế, trong khi hiệu suất máy rất kém. Nếu may mắn càng nhiều người tham gia hoặc giá coin tăng lên, họ có lãi nhiều một chút và sẽ kéo dài sự sống của hệ thống chân rết.

Nếu không may hệ thống bị đổ vỡ, họ sẽ nhanh chóng trốn đi nơi khác, số tiền đã đầu tư lướt sóng ở sàn nào đó coi như lá bùa hộ mệnh, họ sẽ rút nó ở nước ngoài. Nhà đầu tư sẽ là người mất trắng. Các cổ máy kia nếu bán lại cũng chẳng được bao nhiêu tiền.

Giám đốc Sky mining bỏ trốn, ngang nhiên thách thức, đe dọa nhà đầu tư khởi kiện

Sau khi “khai thác” được một lượng tiền lớn từ túi người dân, giám đốc Sky Mining là ông Lê Minh Tâm đã “xách ba lô lên và đi”, để lại bao hoang mang tột độ cho các nhà đầu tư. Sau đó, đại diện “ban chủ nhiệm lâm thời”, phó giám đốc Skymining, cho biết sẽ tiếp tục gánh vác sứ mệnh của công ty, duy trì hoạt động của các xưởng máy đào, chi trả lợi tức cho nhà đầu tư, mặc dù…toàn bộ vốn của các nhà đầu tư đã được “shark” Tâm mang theo và bỏ trốn.

Tiendientu.org Sky mining là gì Vì sao giám đốc Sky mining lại bỏ trốn 3
Nguồn: Bitcointinnhanh
Tiendientu.org Sky mining là gì Vì sao giám đốc Sky mining lại bỏ trốn 3
Nguồn: Bitcointinnhanh

Như vậy, dù rất khó để tin Sky mining có khả năng hoàn vốn lại cho các nhà đầu tư do sản lượng đào Bitcoin mà họ công bố vốn dĩ đã quá “ảo” so với thực tế (dựa trên việc giá các đồng coin thì giảm dài hạn còn độ khó thì ngày càng tăng) kèm với việc toàn bộ vốn đã mất, nhưng việc có một “Ban chủ nhiệm lâm thời” phần nào trấn an các nhà đầu tư giống như một sự “giảm shock”.

Trước khi biến mất, “shark” Tâm, chủ tịch HTX, còn lên tiếng thách thức cộng đồng. Có lẽ ông đã chuẩn bị sẵn sàng mọi kế hoạch cho một cuộc bỏ trốn hoàn hảo cùng với số tiền lên đến hàng trăm tỷ để an hưởng tuổi già.

Tiendientu.org Sky mining là gì Vì sao giám đốc Sky mining lại bỏ trốn 3
Trước khi ra đi, ông Tâm còn thách thức nhà đầu tư.

Có thể lý giải, “Ban chủ nhiệm lâm thời” là một lối thoát thông minh của ông Tâm. Ít nhất tại thời điểm này, Sky mining đã có thể ứng phó với cộng đồng các nhà đầu tư vốn dĩ đã bị tổn thương sự tin tưởng quá nhiều và đã dày dạn “kinh nghiệm bị lừa” sau sự sụp đổ (lừa đảo) của một loạt các công ty đa cấp, gần đây nhất là iFan.

“Ban chủ nhiệm lâm thời” này sẽ giữ lại cho nhà đầu tư chút hi vọng mong manh rằng họ vẫn còn máy đào, họ vẫn còn ai đó chịu trách nhiệm (thực tế là ban lâm thời họ đã từ chối trách nhiệm khéo léo bằng việc khẳng định họ cũng chỉ là nhà đầu tư và ông Tâm mới là người mang toàn bộ số tiền và trốn).

Việc duy trì chút niềm tin mong manh khiến các nhà đầu tư sẽ không biểu tình hay khởi kiện như vụ iFan. Sau một thời gian dư luận lắng xuống thì Ban chủ nhiệm lâm thời kia sẽ “rút ống thở” và các nhà đầu tư cũng đã quen dần với suy nghĩ tiền đã mất, cộng đồng cũng quên đi sự tồn tại của Sky Mining. Khi đó, rất có thể, ông Tâm sẽ quay trở lại để start up một dự án mới sau một kì nghỉ dưỡng dài ngày.

Kết luận, việc đầu tư vào các mô hình đa cấp luôn có rủi ro rất cao do không có ranh giới rõ ràng giữa mô hình đa cấp chân chính và mô hình Ponzi lừa đảo kinh điển. Các nhà đầu tư cần sáng suốt, tìm hiểu đủ thông tin, tham khảo ý kiến cộng đồng trước khi tham gia vào các mô hình đầu tư tương tự. Trong mọi loại hình đầu tư, bảo toàn vốn luôn quan trọng hơn lợi nhuận.

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org