Smart Contract được biết đến nhiều nhất khi nói về Ethereum và ICO. Song, thực tế thì Smart contract đã tồn tại từ trước đó. Hợp đồng thông minh vốn được một nhà khoa học máy tính người Mỹ có tên Nick Szabo đưa ra lần đầu tiên vào năm 1994. Ông cũng chính là người đã phát minh ra BitGold vào năm 1998 (trước 10 năm so với Bitcoin).
Vậy, Smart Contract là gì, ưu nhược điểm và các ứng dụng của nó ra sao, chúng ta hãy cùng khám phá qua bài viết hôm nay nhé!
Nội dung bài viết
Theo Giáo trình CFA level I năm 2019, Smart Contracts có nghĩa là hợp đồng thông minh, hợp đồng này được lập trình để tự thực hiện các điều khoản đã được thỏa thuận giữa các bên.
Hợp đồng thông minh được một nhà khoa học máy tính người Mỹ có tên Nick Szabo đưa ra lần đầu tiên vào năm 1994. Ông chính là người đã phát minh ra loại tiền ảo Bit Gold vào năm 1998 (trước 10 năm so với Bitcoin).
Smart Contract là một ứng dụng kế thừa rất nhiều điểm mạnh của công nghệ Blockchain, với những lợi ích sau:
Tự động hóa: Quá trình được thực hiện hợp đồng là hoàn toàn tự động hóa, không phụ thuộc vào môi giới hay bên thứ ba.
Không bị thất lạc: Mọi tài liệu đều được mã hóa trên một cuốn sổ cái chung, đồng nghĩa là không thể bị thất lạc.
Đảm bảo an toàn: Tài liệu của bạn sẽ luôn được Blockchain đảm bảo an toàn và chắc chắn không bị bất kỳ một hacker nào có thể đe dọa đến chúng.
Tốc độ nhanh chóng: Các điều khoản được tự động hóa bởi các ngôn ngữ lập trình, code phần mềm rất nhanh nên tiết kiệm được thời gian.
Tiết kiệm chi phí: Nhờ bỏ qua khâu trung gian nên giúp tiết kiệm được khoản chi phí lớn.
Chính xác: Các lỗi thường thấy khi viết giấy tờ được khắc phục hoàn toàn.
Để một smart contract được lập trình ra thì cần đến các yếu tố:
Chủ thể hợp đồng: Có quyền truy cập đến sản phẩm/dịch vụ liệt kê trong hợp đồng để thực hiện tự động khóa hoặc mở khóa chúng.
Chữ ký điện tử: Các bên tham gia hợp đồng đồng ý triển khai các thỏa thuận bằng private key.
Điều khoản hợp đồng: Điều khoản có dạng một chuỗi các hoạt động và khi đồng ý tham gia hợp đồng, các bên đều phải ký chấp nhận nó.
Nền tảng phân quyền: Sau khi hoàn tất, hợp đồng thông minh sẽ được tải lên Blockchain của nền tảng phân quyền tương ứng, sau đó sẽ được phân phối về cho các node của nền tảng ấy.
Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí: Chỉ cần trả một khoản phí rất nhỏ cho mạng lưới blockchain, tiết kiệm các khoản phí dành cho
Tính linh hoạt: Các quy định trong hợp đồng được xử lý linh hoạt và hiệu quả cho người sử dụng.
Tính minh bạch, rõ ràng: Có thể truy dấu ra nguồn gốc của tất cả các giao dịch, nhưng hoàn toàn không thể đảo nghịch giao dịch và mọi giao dịch đều sẽ được ghi nhận trên blockchain cực kỳ rõ ràng.
Độ tin tưởng cao: Sau khi hợp đồng hoàn tất, không một ai hoặc một bên nào có thể can thiệp vào quá trình thực thi cũng như các thỏa thuận của hợp đồng.
Nhanh gọn và tiện lợi: Có thể thiết lập và thực thi 1 hợp đồng chỉ trong vài giây, thiết lập cho nhiều người cùng 1 lúc và dùng đi dùng lại nhiều lần.
Nhược điểm
Tính pháp lý: Smart Contract chưa được Pháp luật quản lý nên khi xảy ra lỗi phát sinh, bạn sẽ không được bảo vệ quyền lợi.
Rủi ro từ internet: Nếu bạn để lộ một số thông tin “bí mật” hoặc bị các hacker để ý thì có thể sẽ gặp những trường hợp rắc rối.
Nhân tố con người: Mã được nhà lập trình soạn thảo nên có thể mắc lỗi, và khi đã được tải lên Blockchain thì không thay đổi được.
Giống các chương trình máy tính đã được mã hóa, hợp đồng thông minh thực thi chính xác những thỏa thuận của các bên theo nguyên tắc “nếu – thì”.
Hợp đồng thông minh sẽ được gửi đến các máy tính khác thông qua một mạng lưới sổ cái phân tán sau khi tiến hành mã hóa xong các điều khoản của hợp đồng.
Sau khi được gửi lên mạng lưới sổ cái phân tán, hợp đồng sẽ được giám sát nhằm tuân thủ các điều khoản.
Vấn đề bảo mật
Nhiều lỗ hổng của Smart Contract được gây ra bởi những hiểu lầm về scripting languages (ngôn ngữ kịch bản). Do đó, để tăng cường tính bảo mật, cần quan tâm đến việc cải thiện ngôn ngữ hợp đồng thông minh hiện có và phát triển ngôn ngữ mới.
Tính hợp pháp hoá
Hợp đồng thông minh hiện chưa được chính phủ, pháp luật công nhận nên chưa có các quy định và chính sách mang tính pháp lý.
1. Sử dụng trong Bầu cử
Hợp đồng thông minh sẽ giúp việc bầu cử không bị thao túng do các phiếu vote được bảo vệ bởi sổ cái, muốn tiếp cận nó thì cần giải mã và cần phải có một quyền truy cập đủ mạnh, tức là việc này sẽ không ai làm được.
2. Sử dụng trong Logistics (Chuỗi cung ứng)
Smart Contract giúp các bộ phận tham gia đều có thể theo dõi tiến trình công việc để từ đó hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, bảo đảm tính minh bạch, chống gian lận.
Ngoài ra, Smart Contract còn cung cấp khả năng giám sát quá trình cung ứng khi được tích hợp chung với Internet of Things (Mạng lưới vạn vật kết nối bằng Internet).
3. Sử dụng trong việc quản lý
Hợp đồng thông minh loại bỏ những rủi ro nhờ vào một hệ thống tự động, minh bạch và chính xác và tất cả được lưu lại ở một sổ cái đáng tin cậy. Sổ cái Blockchain sẽ giải quyết các vấn đề bên ngoài và nội bộ một cách đồng bộ và nhanh chóng.
4. Sử dụng trong y tế
Hồ sơ bệnh lý được mã hóa và lưu trữ trên Blockchain thông qua khóa, chỉ những người có khóa đó mới có thể truy cập vào xem hồ sơ được. Bên cạnh đó, các hóa đơn cho các cuộc phẫu thuật được lưu trữ trên Blockchain và được tự động chuyển cho bên bảo hiểm.
Bài viết trên vừa cung cấp cho các bạn thông tin về Smart Contract là gì, ưu nhược điểm và các ứng dụng của nó. Trong tương lai, với Smart Contract, đây có thể là cơ sở cho hàng loạt các ứng dụng, từ dịch vụ tài chính đến quản lý chuỗi cung ứng.