SPC đang ngày càng trở nên cực kỳ thông dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, trong đó sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa là phổ biến nhất. Vậy thực chất SPC là gì? Vì sao SPC rất cần thiết? Hãy cùng tiendientu.org tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé.
Nội dung bài viết
SPC là chữ viết tắt của từ tiếng Anh “Statistical process control” được gọi là kiểm soát quá trình bằng thống kê. SPC là việc áp dụng các phương pháp thống kê để thu thập, phân tích, trình bày các dữ liệu một cách chính xác, đúng đắn, kịp thời nhằm mục đích để kiểm soát, theo dõi và thực hiện cải tiến quá trình hoạt động của một đơn vị, một doanh nghiệp bằng cách giảm tính biến động của nó.
Nói một cách khác đơn giản hơn, SPC là việc sử dụng các kĩ thuật thống kê trong thu thập, phân loại, xử lý và phản ánh các dữ liệu chất lượng thu được từ kết quả của một quá trình hoạt động của tổ chức dưới những hình thức nhất định. Kiểm soát quá trình bằng thống kê giúp nhận biết được những thực trạng và sự biến động của quá trình hoạt động đó.
SPC giúp kiểm soát được rất nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc, giúp bạn dễ dàng tập hợp lại các dữ liệu, số liệu một cách nhanh chóng.
SPC giúp tìm ra những vấn đề và phát hiện chúng kịp thời để xử lý ngay.
SPC giúp bạn tiên đoán, dự phòng, mô phỏng các nguyên nhân có thể gây ra các vấn đề rồi nhanh chóng xử lý được các nguyên nhân ấy.
SPC giúp bạn phòng tránh những lỗi sai và xác định được những hiệu quả trong quá trình cải tiến, nâng cấp.
Kiểm soát quá trình bằng thống kê SPC có nhiều mục đích, cụ thể là:
Phát hiện sự bất ổn định của quá trình hoạt động, sự xuất hiện của những nguyên nhân gán được.
Xác định các nguyên nhân làm quá trình đi theo hướng ngoài tầm kiểm soát, khắc phục ngay các nguyên nhân này tránh gây thiệt hại về kinh tế cho đơn vị, tổ chức.
Giúp nâng cao, cải thiện tính ổn định của quá trình hoạt động, nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm sản xuất ra của đơn vị.
Sự biến động trong quá trình làm việc, hoạt động do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có 2 loại nguyên nhân chính:
Loại thứ nhất: Do những biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình hoạt động, biến đổi này xuất phát từ máy móc, thiết bị, công nghệ và cách đo lường. Đây là những biến đổi hoàn toàn tự nhiên, bình thường, không cần phải điều chỉnh, sửa sai vì nó sẽ không gây ra quá nhiều thiệt hại về mặt kinh tế cho đơn vị, doanh nghiệp.
Loại thứ hai: Đây là tập hợp tất cả những nguyên nhân không ngẫu nhiên, chúng hoàn toàn là những nguyên nhân bất thường, đặc biệt mà các nhà quản trị có thể nhận dạng, vì thế cần phải dự đoán sau đó cần phải ngăn ngừa những sai sót để nó không tiếp tục phát sinh. Nguyên nhân gây sự biến động ở loại này có thể do một số yếu tố như các thiết bị điều chỉnh không phù hợp, nguyên vật liệu có sai sót, máy móc bị hư hỏng, thao tác của công nhân không đúng quy trình,….
Nếu không áp dụng phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê, thì có rất nhiều đơn vị, công ty chỉ có thể kiểm soát được quá trình sản xuất, hoạt động sau khi tất cả những bước trong quy trình đã hoàn thành xong xuôi. Trường hợp này, nếu quá trình sản xuất không có sự biết động hoặc có những biến động ngẫu nhiên thì sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng nhưng nếu trường hợp quá trình sản xuất có sự biến động bất thường mà không được phát hiện và sửa chữa ngay thì sản phẩm khi hoàn thành có thể không đảm bảo chất lượng, làm ảnh hưởng đến kinh tế ở đơn vị.
Vì thế, nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê SPC thì bạn có thể kiểm soát ngay trong từng bước của quá trình sản xuất, giúp cho việc kiểm soát quá trình trở nên an toàn và hiệu quả hơn. Sử dụng SPC, các nhà quản trị có thể nắm bắt được hiệu suất hoạt động của một quy trình trong chuỗi sản xuất, từ đó nhận ra những xu thế, hướng đi và làm ra những sự thay đổi trước khi mà quá trình sản xuất đi tới bước tạo ra những sản phẩm bị lỗi hay phế phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn đề ra ngay từ ban đầu và ngay chặn sai sót đó ngay lập tức.
Những chia sẻ về SPC là gì, vì sao SPC rất cần thiết hay tác dụng của SPC mà chúng tôi cung cấp cho bạn ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê SPC. Hiện nay, để tránh những biến động bất thường gây ra nhiều thiệt hại về mặt kinh tế thì các doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê vào kiểm soát quá trình sản xuất, hoạt động của đơn vị mình nhé.