Follow Tiendientu on Telegram

Đồng stablecoin Tether (USDT)

Bitcoin có phải đồng cryptocurrency được sử dụng nhiều nhất?

Abraham 06/10/2019

tiendientu.org-tether-usdt-2
Đâu là đồng cryptocurrency được sử dụng nhiều nhất trên thế giới?

tiendientu-header Đâu là cryptocurrency được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới? Nếu bạn nghĩ rằng đó là Bitcoin, chiếm khoảng 70% giá trị thị trường tiền điện tử, thì có lẽ bạn đã nhầm. Tether


Tether được sử dụng nhiều nhất

Gần như không thể tổng hợp được khối lượng giao dịch chính xác của thị trường cryptocurrency. Nhưng dữ liệu tham chiếu từ CoinMarketCap cho thấy đồng coin có khối lượng giao dịch ngày và tháng cao nhất trong lĩnh vực lại chính là đồng stablecoin gây tranh cãi nhất từ trước đến nay:

Tether (USDT)

Chiếm vốn hóa thị trường chỉ bằng 1/30 so với Bitcoin (BTC). Song, khối lượng giao dịch của Tether vượt qua đồng tiền mã hóa hàng đầu lần đầu tiên vào tháng 4 năm nay và liên tục vượt trội kể từ tháng 8. Theo dữ liệu, volume hàng ngày của hai đồng chênh lệch khoảng 3,5 tỷ USD.

tiendientu.org-ban-tin-tien-dien-tu-510-6
Tether được sử dụng nhiều nhất trên thị trường cryptocurrency.

Với tỷ trọng khối lượng giao dịch tháng lớn hơn 18% so với Bitcoin, USDT nghiễm nhiên trở thành một trong những đồng tiền mã hóa quan trọng nhất trong hệ sinh thái.

Giá Bitcoin hiện tại:

Tether cũng chính là một trong những lý do chính tại sao chính phủ các nước nhìn tiền điện tử với một ánh mắt cảnh giác cao độ. Như tiendientu.org đưa tin, SEC Mỹ liên tục từ chối các Bitcoin ETF vì lo sợ thao túng thị trường.

Tầm quan trọng của Tether

Lex Sokolin, Giám đốc fintech tại ConsenSys, nhận định:

“Nếu không có Tether, chúng ta sẽ mất đi một khối lượng giao dịch lớn trong ngày – khoảng 1 tỷ USD hoặc nhiều hơn thế nữa. Một số những vấn đề tiềm tàng liên quan đến giao dịch trên thị trường có thể sẽ bắt đầu vơi dần đi.”

Tether là đồng stablecoin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, là token đầu tiên được thiết kế để né tránh tính biến động vốn có của tiền mã hóa bằng tài sản bảo chứng và dự trữ.

tiendientu.org-tether-phat-hanh-stablecoin-cnht-neo-gia-nhan-dan-te
Tether được giao dịch rất nhiều ở thị trường châu Á, điển hình là Trung Quốc.

Thông qua USDT, các trader năng động nhất trên thế giới bắt đầu tham gia vào thị trường cryptocurrency.

Trong những quốc gia như Trung Quốc, nơi mà hoạt động giao dịch tiền điện tử bị cấm, người ta có thể sử dụng hình thức OTC để mua Tether chỉ với phương thức KYC đơn giản. Từ đó, họ có thể giao dịch Tether với Bitcoin và với các đồng coin khác.

Jeremy Allaire – CEO Circle, công ty có sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Tether là USD Coin (USDC) – chia sẻ:

“Với nhiều người tại châu Á, họ có vẻ chuộng ý tưởng về loại tài sản ngoại quốc, ngoài tầm với của chính phủ Hoa Kỳ. Đây là một tính năng, không phải là một vấn đề.”

Các trader châu Á chiếm khoảng 70% khối lượng giao dịch tiền điện tử, và USDT được sử dụng từ 40% – 80% tổng lượng giao dịch trên hai sàn lớn nhất trên thế giới là Binance và Huobi.

Vai trò thay thế tiền pháp định

Nhiều người thậm chí còn không nhận ra là họ đang sử dụng Tether. Bởi vì các thể chế tài chính truyền thống lo rằng sẽ không thể loại trừ hết khả năng tội phạm tài chính và nạn rửa tiền, hầu hết sàn giao dịch Bitcoin đều không có tài khoản ngân hàng và không thể giữ tiền pháp định được.

tiendientu.org-stablecoin-tether-liquid-usdt-2
USDT được xem là thay thế cho tiền pháp định trên sàn giao dịch.

Thay vào đó, họ dùng Tether để thay thế.

Dryja cho biết:

“Tôi không nghĩ là người ta thực sự tin vào Tether – tôi nghĩ mọi người dùng Tether theo quán tính mà thôi. Tức là họ đang nghĩ rằng mình có sở hữu USD thực sự ở một tài khoản ngân hàng nào đó.”

Một số sàn giao dịch còn cố tình bẻ sai bản chất – khiến người dùng nghĩ rằng họ đang giữ USD trong tài khoản chứ không phải Tether.

Bùng nổ bong bóng vốn hóa

Phương thức mà Tether đang được quản lý và vận hành khiến nó giống như một chiếc hộp đen. Trong khi Bitcoin không thuộc quyền sở hữu của bất cứ ai, Tether lại do một công ty tư nhân ở Hồng Kông phát hành và doanh nghiệp này cũng đồng thời sở hữu sàn giao dịch Bitfinex.

tiendientu.org-tether-usdt-1
Bong bóng vốn hóa của Tether.

Cơ chế tăng giảm nguồn cung của Tether hiện vẫn chưa rõ ràng. Con số chính xác của nguồn cung vẫn còn là ẩn số. Vào tháng 4, Tether tiết lộ 74% nguồn cung được quy đổi bằng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn, trong khi trước đó công ty đã cam kết 100% là dự trữ tiền.

John Griffin, Giáo sư tài chính tại Đại học Texas, cho biết 50% số vụ thao túng thị trường năm 2017 đều liên quan đến Tether. Năm ngoái báo giới đưa tin, Bộ Tư pháp Mỹ đã điều tra vai trò của Tether trong các sự kiện thao túng thị trường nói trên.

Đánh đổi rủi ro lấy tiện lợi

Griffin cho biết:

“Bị kiểm soát bởi một bên tập trung đã làm méo mó đi bản chất phân quyền của cryptocurrency và blockchain. Bằng cách tránh ánh mắt quyền lực của chính phủ, người dùng stablecoin hiện đang đặt hầu hết niềm tin của họ vào bàn tay của những gã khổng lồ công nghệ.

Vì vậy mặc dù ý tưởng thì tuyệt vời, nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều rủi ro bị lạm dụng, thao túng và nhầm tưởng với tiền pháp định.”

tiendientu.org-bitfinex-tether-1
Scandal Bitfinex – Tether vẫn không làm ảnh hưởng đến người dùng USDT.

Mặc khác, bởi vì USDT chính là chìa khóa tăng trưởng, nhiều sàn giao dịch tiền điện tử sẽ bảo lãnh cho đồng này nếu cần thiết.

“Có thể nói đây là một thế lực ngầm giúp Tether trở nên phổ biến trong mọi ngóc ngách của thị trường.”

Nhiều đồng stablecoin khác lần lượt ra mắt trong thời gian qua, một số còn được tổ chức kiểm toán độc lập. Song, Tether vẫn đang chiếm độc quyền.

Aaron Brown, một nhà đầu tư kiêm nhà báo Bloomberg, nhận định:

“Tether xuất hiện vào 2014, và vẫn đang giữ được giá trị của mình. Tôi không nói rằng nó hoàn hảo về mọi mặt, nhưng tính tiện lợi đã lấn át những lợi ích đối với đa số đối tượng đang sử dụng đồng stablecoin này.”

tiendientu.org