Tâm lý con người có xu hướng phi lý trí có thể dự đoán được (Predictably Irrational). Nhiều người thường hành động tương tự nhau trong một hoàn cảnh nhất định. Do đó, cảm xúc có thể điều khiển cả thị trường
Vậy, nếu nhiều người hành động tương tự nhau trong cùng một hoàn cảnh nhất định, thì bạn có thể kiếm bộn tiền bằng cách đi “ngược dòng” được không?
Nathan Rothschild – người đã khởi đầu dòng dõi gia tộc giàu có Rothschild và tạo nên đế chế tài chính ngân hàng lớn mạnh nhất Châu Âu cho đến tận thời điểm hiện tại, từng nói rằng “Thời điểm để mua là thời điểm mà máu chảy đầy đường, cho dù đó có là máu của bạn đi chăng nữa.” (Nguyên văn: Buy when there’s blood in the streets, even if the blood is your own” ).
“Hãy sợ hãi khi người khác tham lam, và hãy tham lam khi người khác sợ hãi.” – Warren Buffett.
Buffett là một tỷ phú đầu tư giá trị. Trong giới cryptocurrency, Buffett có thể được xem là một “anti-fan cứng” khi ông vẫn kiên định với quan điểm không bao giờ đầu tư vào Bitcoin. Tuy nhiên, lời khuyên “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi” của Buffett vẫn được truyền từ cộng đồng Bitcoin này sang cộng đồng crypto khác, đặc biệt là mỗi khi “phe bò” chiếm ưu thế.
Vì, nỗi sợ hãi càng lớn, cơ hội và lợi nhuận càng nhiều.
Fear and Greed Index (dịch ra là Chỉ số Sợ hãi và Tham lam) là chỉ số đo cảm tính thị trường chứng khoán, do CNN định nghĩa và xây dựng nên. CNN là một trang tin lớn trên toàn cầu không còn xa lạ với bất kì ai nữa.
Theo CNN, chỉ số Fear & Greed Index được hình thành từ 7 chỉ báo khác nhau, gồm:
Chỉ số này là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư theo trường phái Ngược xu thế (Contrarian Investing). Bởi, ngoài các phương pháp đánh giá như một nhà đầu tư gía trị, các nhà đầu tư Ngược xu thế còn cần biết cảm xúc nào đang chi phối thị trường để đưa ra quyết định cuối cùng.
Là một thị trường non trẻ và đang được định hình bởi ít nhiều luật chơi từ chứng khoán, Cryptocurrency cũng bắt đầu xuất hiện nhóm các nhà đầu tư ngược dòng và quan tâm đến các thước đo cảm xúc.
Một trong những công cụ dùng để đo lường tâm lý thị trường crypto hiện nay là Crypto Fear & Greed Index. Đây là chỉ báo do Alternative.me đo lường từ tháng 2.2018, và đang được nhiều nhà phân tích, trang báo sử dụng như một công cụ tin cậy.
Crypto Fear and Greed Index lấy dữ liệu từ nhiều nguồn và được chuyển hoá thành các con số biết nói, trong phạm vi từ 0-100. Trong đó, 0 – vô cùng sợ hãi, 100- cực kì tham lam.
Hiện tại, Alternative chỉ đo lường chỉ số CFGI cho Bitcoin, theo 6 tiêu chí. Đó là:
Ngày 22.8.2019, CFGI chạm mức 5 (cực kì sợ hãi). Đây là mức sợ hãi cao nhất kể từ tháng 2.2018.
Lần gần nhất chỉ số CFGI thấp như vậy là ở mức 8, vào ngày 6.2.2018. Thời gian này, Bitcoin giảm mạnh từ hơn $10,000 xuống dưới $6,000. Sau đó là giai đoạn uptrend, BTC tăng 100%, và đạt mức hơn $11,000 vào ngày 20/2/2018.
Vào 15.12.2018, Bitcoin chạm đáy dưới $3,200, CFGI lúc này là 10-11 (cực kì sợ hãi). Khoảng 9 ngày sau đó, BTC tăng hơn 33%, báo hiệu thị trường gấu đã chấm dứt.
Dựa vào dữ liệu quá khứ, có thể thấy, dường như mỗi khi CFGI rơi vào vùng “cực kì sợ hãi”, thì thị trường sẽ xuất hiện những cú bật lên.
CFGI có xu hướng đảo chiều khi chúng chạm đến mức “Extreme Fear” (cực kì sợ hãi). Giá Bitcoin cũng phản ứng bằng những cú bật tương tự.
Có phải, lúc này bạn sẽ nghe thấy những thuyết âm mưu kiểu như “các tay to đang gom hàng”?
Các “tay to” chính là những kẻ “tham lam khi người khác sợ hãi” mà thiên tài đầu tư Buffett muốn nói đến?
Vậy, chỉ số Sợ hãi và Tham lam CFGI có thể nào cho bạn gợi ý thời điểm nên Mua hay Bán Bitcoin hay không?
Bitcoin Fear & Greed Index tiến sát đến vùng Sợ hãi là một dấu hiệu, một dự báo cho sự đổi chiều của GIÁ Bitcoin. Đây là lúc để mua vào. Tương tự, khi CFGI ở vùng Tham lam, giá Bitcoin sẽ có động thái suy giảm. Cuộc vui sẽ tàn, cơn hưng phấn cần được kiềm hãm. Đây là lúc bán và chốt lời.
Lưu ý, sẽ có giai đoạn thị trường rơi vào trạng thái tích luỹ – chỉ số CFGI biến động nhưng giá BTC không thay đổi nhiều. Vùng màu đỏ dưới đây sẽ cho bạn thấy điều đó.
Lúc này, Lòng tham tăng lên khi nhà đầu tư đang tích luỹ dần số BTC, hoặc sự chú ý dành cho Bitcoin tăng mạnh, nhưng giá BTC dường như sideway.
Ngoài ra, cũng dựa trên tiêu chí cảm xúc của thị trường, một số nhà phân tích sử dụng thước đo khác, đơn giản hơn. Chẳng hạn, Willy Woo xem Google Trends là bạn đồng hành của mình. Năm 2017, Willy đã theo dõi lượng tìm kiếm “BTC USD” để kiểm tra số lượng người dùng Bitcoin. Bởi, theo Willy “BTC USD” thể hiện số lượng người dùng đang check giá BTC hằng ngày. Khi lượng tìm kiếm này tăng cao, nghĩa là nhà đầu tư Bitcoin đang hưng phấn, họ xem chart giá mỗi ngày. Và, khi sự hưng phấn này tăng tột đỉnh, bong bóng có thể nổ. Đó là dịp tốt để bạn bán ra.
CFGI là một indicator nhà đầu tư có thể lưu ý khi đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, CFGI hay Google Trend chỉ có thể cho bạn biết thời điểm mua vào/bán ra, chứ không tiết lộ cho bạn con số giá chính xác để hành động.
Đồng thời, các chiến lược chỉ phù hợp với một số người. Các chiến thuật chỉ mang lại kết quả ở một mức độ giới hạn. Quan trọng là bạn hiểu mình, và lựa chọn cho mình hướng đầu tư phù hợp.
Bài viết này đã bàn về Lòng tham và Sợ hãi của đám đông. Hay, làm thế nào tận dụng cảm xúc đám đông để dự đoán giá Bitcoin. Vậy, người viết và bạn đọc có nằm trong đám đông hay không? Chúng ta có đủ hệ miễn dịch với tiếng nói của đám đông?
Lẽ thường, con người chúng ta mong muốn mình trở nên giàu nhanh chóng. Do đó, lòng tham dễ dàng xâm chiếm lấy chúng ta.
Sự bùng nổ của internet vào cuối những năm 1990 là một ví dụ hoàn hảo. Lúc này, dường như các khoản đầu tư nhanh chóng được đổ vào bất cứ đâu có chữ “.com”. Nhà nhà mua cổ phiếu công ty có liên quan đến internet, người người mở startup với hy vọng là người dẫn đầu. Kỳ vọng của nhà đầu tư tăng cao, chứng khoán bị định giá quá mức, và kết quả là bong bóng đã nổ vào giữa năm 2000 và tiếp tục để lại hậu quả đến 2001.
Những gì xảy ra với Lòng Tham, sẽ không thể tránh khỏi với nỗi Sợ hãi. Sợ hãi quá đà cũng sẽ trả giá đắt như Tham lam quá mức.
Khi đu đỉnh, mất tiền do Tham lam gây ra, nhà đầu tư sẽ bắt đầu e dè, sợ hãi. Trong nỗ lực ngăn chặn thua lỗ, các nhà đầu tư nhanh chóng rời khỏi thị trường hiện tại như Bitcoin, Altcoin, bất động sản…để tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn. Đó là các khoản đầu tư có rủi ro thấp và lợi nhuận thấp, chẳng hạn như quỹ giá trị ổn định, vàng,…
Một kế hoạch đầu tư dài hạn, với chiến lược phân bổ vốn, đa dạng danh mục đầu tư; trang bị các tiêu chí lựa chọn “hàng ngon”… là một chiếc la bàn giúp bạn không bị cuốn theo một cơn sốt, hay bị nhấn chìm bởi các “nỗi sợ toàn dân”…
Nhưng, hãy lưu ý, có một ranh giới mong manh giữa kiên định và cứng đầu. Đừng máy móc và cứng nhắc với một kế hoạch mà bỏ lỡ một số cơ hội đặc biệt. Hãy nhìn nhận và xem xét lại các kế hoạch khi cần thiết.
Bạn là người quyết định cho danh mục đầu tư của mình. Và, tất nhiên bạn cũng là người chịu trách nhiệm cho những được- mất từ các quyết định đầu tư đó. Hãy học hỏi, kiên định, và bản lĩnh.
Nội dung: Tris Vuong
Design & Concept: Satoshi Nakotomoon