Follow Tiendientu on Telegram

Trung Quốc phát hành đồng tiền kỹ thuật số DCEP

Đồng tiền mã hoá của Trung Quốc không thật sự là cryptocurrency

When Lambor 18/08/2019

Follow Tiendientu on Telegram

 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hiện sẵn sàng phát hành đồng tiền mã hoá quốc gia. Tuy nhiên, ít ai biết, đồng tiền họ đang hướng đến không thật sự là tiền mã hoá.


Trung Quốc đang mưu tính điều gì?

Như tiendientu.org đã đề cập, tin Trung Quốc gần phát hành đồng tiền mã hoá quốc gia đã tạo tiếng vang cho chính quyền xứ này. Dù Phó Giám đốc PBoC, Mu Changchun, không tiết lộ chi tiết về ngày phát hành. Song, Mu lại khá thông minh khi ẩn ý đồng tiền này sẽ thay thế tiền mặt và các cryptocurrency khác trên thế giới. Đồng thời còn giúp tăng doanh thu của đồng nhân dân tệ. Theo các nhà chức trách, đồng tiền mới này sẽ giúp quốc gia vượt qua lệnh trừng phạt thương mại do Hoa Kỳ áp đặt. Sau đó làm tăng dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc.

Ở một diễn biến khác, nhiều ý kiến cho rằng đồng Libra của Facebook đã khiến Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ phát hành tiền mã hoá. Vào tháng 07/2019, Wang Xin, người đứng đầu Cục nghiên cứu PBoC, cho rằng Libra sẽ đe dọa hệ thống tiền tệ quốc tế. Ông khuyên các quốc gia nên phát triển loại đồng cryptocurrency riêng để ngăn chặn hậu quả kinh tế tiêu cực.

tiendientu.org-tien-ma-hoa-trung-quoc-khong-that-su-la-cryptocurrency[1]
Trung Quốc đang có dự tính gì khi dự định phát hành tiền mã hoá (Nguồn ảnh: BTC Manager).
Các tổ chức thương mại và tập đoàn lớn ở Trung Quốc như Alibaba, Huawei và Tencent khả năng cao cũng tham gia vào dự án này. Theo mô tả từ bằng sáng chế, người dùng có thể đổi nhân dân tệ lấy đồng tiền mã hoá này. Sau đó thanh toán cho các hoá đơn bằng chính loại tiền đó. Tuy vậy, ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ kiểm soát hoàn toàn mọi hoạt động nói trên.

Đồng tiền của Trung Quốc không mang tính phi tập trung

Sau tuyên bố của Trung Quốc, khá nhiều người đang chờ đợi xem đồng tiền mới này sẽ hoạt động như thế nào. Và Trung Quốc sẽ tạo ra một hệ thống phi tập trung như nào sau thông báo gấp đến vậy.

Hóa ra, quá trình phát hành đồng tiền này sẽ được thực hiện thông qua hệ thống hai cấp. Trong đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở cấp cao nhất. Cấp thứ hai sẽ được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại.

Mu nhấn mạnh trong bài phát biểu tại China Finance 40 như sau:

“Hệ thống hai cấp này phù hợp với điều kiện quốc gia của chúng ta. Chúng có thể sử dụng các nguồn lực hiện có để hỗ trợ và phát triển các ngân hàng thương mại. Từ đó thúc đẩy tiền tệ số hoá một cách thuận lợi.”

Đồng thời, vai trò của Blockchain lúc này chỉ được sử dụng một phần

Phản ứng của công chúng

Khá nhiều người cho rằng đồng tiền này sẽ được sử dụng để theo dõi dữ liệu của người dùng. Hoặc thậm chí kiểm soát tiền của họ.

Mati Greenspan, nhà phân tích cao cấp tại eToro, bày tỏ quan điểm như sau:

“Họ muốn có một mức độ kiểm soát và giám sát cao hơn. Họ sẽ có thêm một chút thẩm quyền trực tiếp. Đồng tiền này không được thiết kế để mang lại tự do tài chính cho mọi người. Điều mà các đồng tiền mã hoá khác đang làm. Đồng tiền này chỉ giúp chính phủ Trung Quốc giám sát các giao dịch.”

Theo blogger Ben Yorke, Trung Quốc đã có đồng tiền mã hoá riêng. Đó là các hệ thống thanh toán Alipay và WeChat Pay. Chúng vốn đã thay thế gần như hoàn toàn các phương thức thanh toán truyền thống của Trung Quốc. Năm 2018, họ đã xử lý 57 tỷ giao dịch với gần 1.800 TPS. Con số này cao hơn hẳn băng thông của Bitcoin, Ethereum (ETH), Ripple (XRP) và EOS. Ngoài ra, Yorke còn nhấn mạnh đến sự thiếu vắng của tính ẩn danh. Trong các hệ thống như vậy, thông tin người dùng được gắn với địa chỉ ví. Đồng nghĩa các nhà phát triển được quyền kiểm soát ví của người dùng.

tiendientu.org-tien-ma-hoa-trung-quoc-khong-that-su-la-cryptocurrency[2]
Sau tuyên bố của Trung Quốc, khá nhiều người đang chờ đợi xem đồng tiền mới này sẽ hoạt động như thế nào.
Đặc biệt, có thể tất cả đều xoay quanh sự kiểm soát. Theo Yorke, PBoC không thật sự muốn giúp các giao dịch xuyên biên giới trở nên dễ dàng hơn. Họ chỉ hạn chế các ngân hàng địa phương tiếp cận các khoản vay và hoạt động tài chính ngầm.

Nhìn chung, đồng tiền mã hoá của Trung Quốc sắp tới sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Trung Quốc có thể sử dụng đồng tiền này để giúp các nhà đầu tư tránh bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Tuy nhiên, để đồng tiền này đủ sức cạnh tranh nghiêm túc với Bitcoin, chính quyền xứ Trung vẫn còn phải xem lại.

Jelly

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org