Pháp lý cryptocurrency trên toàn cầu
Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) đang tiến gần hơn tới việc thành lập một bộ luật phòng chống rửa tiền tiêu chuẩn (AML) toàn cầu cho cryptocurrency.
FATF là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1989 theo sáng kiến của G7 nhằm phát triển các chính sách và tiêu chuẩn chống rửa tiền. Phạm vi hoạt động của cơ quan tiếp tục mở rộng để chống tài trợ khủng bố. FATF hiện bao gồm 35 khu vực pháp lý thành viên và 2 tổ chức khu vực.
Chủ tịch Marshall Billingslea cho biết ông hy vọng sự phối hợp của một loạt các tiêu chuẩn sẽ lấp đầy “khoảng trống” trong các quy định AML toàn cầu của cryptocurrency, tại cuộc họp toàn thể FATF sẽ diễn ra vào tháng 10/2018.
Khi đó, FATF sẽ thảo luận tiêu chuẩn nào cần được điều chỉnh theo từng loại tiền kỹ thuật số, cũng như sửa đổi phương pháp đánh giá về cách các nước thực hiện những tiêu chuẩn đó. Billingslea cũng vạch ra tầm quan trọng của việc phát triển bộ tiêu chuẩn được áp dụng một cách thống nhất.
Theo Billingslea, các tiêu chuẩn và chế độ AML hiện tại đối với tiền mã hóa là “rất nhiều khâu chắp vá”, do đó “tạo ra những lỗ hổng lớn trong cả hệ thống tài chính quốc gia và quốc tế”. Billingslea, lưu ý rằng mặc dù có nhiều rủi ro, tiền kỹ thuật số vẫn là loại tài sản có “tiềm năng tuyệt vời”.
Vào tháng 6/2018, FATF lên kế hoạch đề xuất áp đặt các quy định ràng buộc lên sàn giao dịch tiền điện tử. Quy định mới được nâng cấp từ các nghị quyết trước đây, xem xét nguyên tắc hiện hành về AML và báo cáo hoạt động giao dịch đáng ngờ vẫn còn phù hợp hay không. Và liệu chúng có được áp dụng cho những sàn giao dịch mới hay không.