Follow Tiendientu on Telegram

Tổng thống Putin: “Cần cải thiện cơ chế quản lý thay vì cấm cryptocurrency”

Satoshi Nakatomoon 11/10/2017

Follow Tiendientu on Telegram

Cơ quan truyền thông chính phủ Nga RT và Reuters đưa tin, tổng thống Vladimir Putin cho rằng tiền điện tử làm tăng nguy cơ khủng bố tài chính, trốn thuế và rửa tiền, nhưng cần cải thiện cơ chế quản lý thay vì cấm.

Những quan điểm trái chiều về cryptocurrency

Trong cuộc họp về cryptocurrencies và công nghệ tài chính với sự tham gia của nhiều đại diện thuộc Ngân hàng Nga diễn ra vào hôm qua (10.10), tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết cryptocurrency tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là công cụ để lừa đảo và rửa tiền.

“Bitcoin là nguyên nhân để rửa tiền hoành hành thông qua các hoạt động trái pháp luật như trốn thuế, thậm chí là viện trợ khủng bố hay giúp lan rộng mô hình đa cấp lừa đảo.”

Đồng thời, ngân hàng trung ương cho rằng đồng tiền kỹ thuật số theo cơ chế đa cấp, và đưa ra bình luận:

“Chúng tôi nhận thấy rõ Bitcoin đã biến chuyển từ hình thức thanh toán sang một loại tài sản có thể mua để trữ và nhận lãi suất cao trong thời gian ngắn. Đây là định nghĩa của cơ chế đa cấp.”

Chỉ một năm rưỡi trước, các chuyên gia cho rằng cần có quy định cho Bitcoin vì giá trị tụt dốc khiến nhiều nhà đầu tư thâm thụt nặng nề, còn giờ giá tăng cũng lại là một vấn đề.

Tuy nhiên, Bộ trưởng bộ tài chính Nga, Anton Siluanov lại nhận định:

“Không có lý do gì phải cấm tiền điện tử, thay vì cấm, chúng ta hãy ban hành quy định rõ ràng để kiểm soát chúng.”

Cách đây chưa đầy một tuần, Siluanov đề xuất kế hoạch đưa tiền điện tử vào chiến lược phổ cập kiến thức tài chính quốc gia. Cùng với đó, cuối tháng 8, Cointelegraph thông báo sàn giao dịch Mát-xcơ-va đang xem xét các công cụ chứng khoán phái sinh dựa trên Bitcoin cũng như các quỹ giao dịch (ETFs).

Và hành động của chính phủ

Cho rằng cryptocurrency rủi ro và là công cụ đắc lực cho các nhóm tội phạm, Tổng thống Putin lại không tán thành việc cấm tiệt loại công nghệ mới này. Thay vào đó, ông ủng hộ việc ban hành luật pháp mới đối với lĩnh vực giao dịch cryptocurrency, đồng thời đề xuất Nga cần tham khảo luật pháp quốc tế khi xây dựng các quy tắc.

Mùa hè năm 2015, tổng thống Putin lần đầu tiên đề cập đến cryptocurrency, cho rằng đây là “vấn đề nghiêm trọng cần cân nhắc vì nó liên quan mật thiết đến phần lớn người dùng”. Mới đây, tổng thống nhấn mạnh về sự phát triển không ngừng của công nghệ, đồng thời phản ánh những ý kiến ​​trước đó.

“Các loại tiền ảo hay cryptocurrency đang trở nên phổ biến và được xem là công cụ thanh toán đầy đủ chức năng cũng như là một loại tài sản để đầu tư tại một số quốc gia.”

Tổng thống Putin đặc biệt ủng hộ việc áp dụng các quy định nhằm bảo vệ người dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm tài chính mới. Ý kiến ​​của ông được đưa ra sau khi một quan chức cao cấp từ ngân hàng trung ương Nga tuyên bố sẽ hỗ trợ khóa truy cập vào các website bên ngoài cung cấp các dịch vụ cryptocurrency tại Nga.

“Chúng ta nên xây dựng một hệ thống pháp luật có tổ chức dựa trên kinh nghiệm quốc tế, qua đó bảo vệ lợi ích của người dân, doanh nghiệp và cả chính phủ cũng như bảo đảm pháp lý cho công cụ tài chính tiên tiến.

Bitcoin vẫn đứng vững bất chấp thách thức 

Cointelegraph ghi nhận ngân hàng Nga đang cố gắng ngăn chặn tất cả các giao dịch Bitcoin trong nước. Bất chấp những thông tin tiêu cực, Bitcoin tiếp tục tăng lên tới 5.000 USD sau sự kiện giảm mạnh xuống còn 3.000 đô la từ tháng trước, sự phục hồi nhanh chóng của Bitcoin đã khiến thị trường tiền điện tử khởi sắc trở lại.

Tháng trước, thị trường từng chịu ảnh hưởng từ lệnh cấm ICO và giao dịch tiền điện tử tại Trung Quốc cũng như lệnh cấm ICO tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Nga là quốc gia tiếp theo có ý định cấm Bitcoin. Những con số không hề sụt giảm trên thị trường giữa thách thức từ chính phủ cho thấy quyền năng mạnh mẽ của Bitcoin.

Video đề xuất: Bitcoin giảm 600 USD sau tuyên bố chặn truy cập website giao dịch cryptocurrency tại Nga

Hôm qua, giá Bitcoin trên Coindesk giảm 600 USD chỉ trong vài phút.

Posted by Tiền điện tử on Wednesday, 11 October 2017

Xem thêm:

 

 

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org