Tiếp theo phần 1 của top 05 đồng tiền mã hóa “đã chết” từ lâu nhưng ít ai biết, tiendientu.org sẽ gọi tên hai đồng tiền tiếp theo trong danh sách này.
Bitcoin Diamond (BCD) là một bản hard fork của Bitcoin. Đồng tiền mã hóa này ra đời vào tháng 11/2017, là kết quả từ vụ tách chuỗi chính của Bitcoin sau block #495866. Mục đích của đồng tiền mã hóa này giống như Bitcoin ban đầu, là một phương tiện thanh toán thuận tiện cho việc mua hàng trực tuyến. Khác với những bản hard fork trôi nổi, token BCD tự động được công nhận bởi tất cả chủ sở hữu Bitcoin sau khi hard fork xảy ra.
Bitcoin Diamond (BCD) khác với Bitcoin (BTC) ban đầu trong một số lĩnh vực chính:
Tại thời điểm tiendientu.org thực hiện bài viết, vốn hóa Bitcoin Diamond đang dao động quanh mức 152 USD, giá BCD đạt 0.8 USD. Với tình hình hiện tại, ít ai quên được đồng tiền mã hóa này đã từng đạt giá 85 USD. Những nhà đầu tư chân chính trong thị trường tiền mã hóa đã bày tỏ mối quan tâm (và cả quan ngại) của họ về dự án này. Chẳng hạn như Ledger cho rằng, Bitcoin Diamond có liên quan đến các kế hoạch lừa đảo vào cuối năm 2017.
Ledger từng chia sẻ như sau:
“CẢNH BÁO LỪA ĐẢO – nhiều trang web tuyên bố cho phép bạn thu thập Bitcoin Diamond. Họ sẽ đánh cắp tài sản của bạn. Đừng bao giờ nhập thông tin của bạn vào trang web của bên thứ ba.”
Như Ledger cảnh báo, khách hàng khi truy cập vào trang web sẽ được chuyển sang các trang web khác liên quan đến tiền mã hóa. Sau đó, họ được yêu cầu nhập mật khẩu và bùm, số BCD họ có bị đánh cắp.
Có vẻ đáng ngạc nhiên khi EmerCoin (EMC) nằm trong danh sách này. Song, EMC có thể được xem là “kẻ thua cuộc” trong thị trường tiền mã hóa. Dự án bắt đầu vào năm 2013, nhưng EMC đã xuất hiện trong danh của sách các sàn giao dịch phổ biến chỉ trong năm 2014. EmerCoin được hình thành như một công cụ thanh toán trên Internet. Nói cách khác, đây là đồng tiền được dùng để mua hàng hóa. Chẳng hạn như trò chơi, quần áo, chương trình,… Nhưng EmerCoin không cung cấp bất kỳ điều gì thú vị hoặc đưa ra các lựa chọn hấp dẫn cho người mua. Tuy nhiên, các nhà phát triển tuyên bố, trong tương lai gần, Emercoin sẽ trở thành một nền tảng độc đáo bảo vệ các trang web, bản quyền,…
Cho dù giá của bất kỳ đồng tiền mã hóa nào giảm, chúng cũng ít có thể giảm xuống đến mức 0 như trường hợp của BitConnect. Chỉ có khi đồng tiền đó đang nằm trong xu hướng thị trường đi xuống, tất cả các mức hỗ trợ đều bị phá vỡ mới dẫn đến việc giảm giá trị hoàn toàn. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư nên tránh xa các coin/token có tính thanh khoản thấp, vốn không sở hữu dòng tiền ổn định, đặc biệt là khi các đồng tiền đó bắt đầu có dấu hiệu giảm. Những ai đầu tư vào các đồng token chết này sẽ rơi vào một cái bẫy. Đó là ngay cả khi các nhà đầu tư muốn bán, cũng không ai (dám) mua và buộc phải tự chứng kiến tiền của mình trở thành hư vô.
Richler Vanierwitz từ Coinopsy đã nói về việc một số coin không thanh khoản có thể “sống” trong một thời gian, nhưng sau cùng cũng sẽ “chết”:
“Chúng tôi đã phát hiện ra một vụ lừa đảo lớn xung quanh ví tiền mã hóa. Có khoảng 500 coin trong ví, nhưng theo thời gian, chủ sở hữu của các coin này đã mất 80% – 90% tiền của họ. Song, họ vẫn tiếp tục kiếm thêm. Qua thời gian, các chủ sở hữu đã hồi sinh các coin này như những coin mới và được niêm yết lại trên một số sàn giao dịch. Và trong một thời gian ngắn, giá của những coin này đã tăng trở lại nhưng cũng sẽ sớm “chết” mà thôi. Vì vậy, tôi khuyên bạn không nên mua bất kỳ “coin hồi sinh” nào. Có rất nhiều lý do cho sự sụp đổ vốn được báo trước này.”
Jelly