Follow Tiendientu on Telegram

Ethereum (ETH) - Đồng Altcoin hàng đầu

Vitalik Buterin: Tôi hối hận vì đã chấp nhận “smart contract” cho Ethereum

When Lambor 15/10/2018

Follow Tiendientu on Telegram

 Đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin, tỏ ra khá hối hận vì đã chấp nhận thuật ngữ phổ biến ‘smart contract’ – một thuật ngữ gần như gắn liền với nền tảng Ethereum.


Crypto có nên ‘hợp pháp’?

Trong một cuộc thảo luận về ‘luật tiền mã hóa’ trên Twitter vào ngày 11.10.2018, Buterin đã bày tỏ thái độ cân nhắc về điều này.

Phản ứng của đồng sáng lập Ethereum (ETH) bắt nguồn từ bài viết của tài khoản có tên Cryptoecongames. Đây là người đã nói cryptocurrency “đáng lẽ phải tồn lại hợp pháp”.

Cụ thể, tài khoản @CleanApp đã nói:

“Chúng tôi đã rõ ràng kể từ khi bắt đầu: crypto đáng lẽ phải từ bỏ tình trạng đứng “ngoài vòng pháp luật” và tồn tại hợp pháp.”

Khi đó, Buterin đã buộc phải chấp nhận thuật ngữ “smart contract” mà đội ngũ đưa ra không đủ “nhàm chán” để mô tả chính xác các khía cạnh kỹ thuật và thực tế của chính sản phẩm.

Đơn cử, vào tháng 4.2018, Tennessee là bang duy nhất của Hoa Kỳ chính thức công nhận tính hợp pháp của các smart contract để thực hiện các giao dịch trên Internet.

Nhưng liệu smart contract có giống như thuật ngữ này có phải quá giống với ngôn ngữ trong pháp lý về việc thực hiện các khoản thanh toán được viết bằng các dòng code? Sản phẩm này có thực sự là một “hợp đồng” và trên thực tế, liệu hai từ “thông minh” có đúng hay không?

Trước tình hình này, tài sản @CleanApp đã chia sẻ:

“(1) Xin lỗi, @cryptoecongames, không phải chúng tôi đã đưa từ “Luật” vào khái niệm “Luật Crypto”. Đó là Gav Wood trong http://yellowpaper.io và những người đã chấp nhận cách tiếp cận nhanh chóng của NickSzabo4 đối với thuật ngữ pháp lý này. Chúng tôi đã rõ ràng kể từ khi bắt đầu: crypto đáng lẽ phải từ bỏ tình trạng đứng “ngoài vòng pháp luật” và tồn tại hợp pháp.”

Và Buterin đã đáp trả:

“Rõ ràng, vào thời điểm này, tôi khá hối hận khi đã chấp nhận thuật ngữ “smart contract”. Tôi nên gọi chúng là một cái gì đó nhàm chán và kỹ thuật hơn, có lẽ một cái gì đó giống như “persistent scripts – đoạn mã liên tục”.”

Trong khi đó, thành viên của đội ngũ phát triển Ethereum, Vlad Zamfir, đã nhắc lại lời Vitalik, dù thích thuật ngữ “thủ tục lưu trữ” nhưng nếu mục tiêu của chúng ta là nhàm chán thì Vlad có hơi nghiêng về “đoạn mã liên tục” hơn.

Zamfir nói thêm:

“Nhưng tôi không hối hận khi chấp nhận thuật ngữ này. Smart contract đã là một cơ hội học tập tuyệt vời cho mọi người.”

Thật vậy, smart contract tồn tại được là vì nó đã trở thành một thuật ngữ thông dụng ngang hàng với Blockchain, quản trị và các từ Pavlovian khác mà có thể được tìm thấy trong hầu hết các whitepaper ngày nay.

-> Xem thêm: Liệu Ethereum có thể tồn tại khi vắng mặt Buterin? CoinNews

Nick Szabo là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ “smart contract”

Bản thân thuật ngữ “smart contract” đã được tạo ra vào năm 1994 bởi Nick Szabo, nhà khoa học máy tính người Mỹ và là người đi tiên phong trong việc tạo ra cryptocurrency. Ông đã sáng tạo ra một đồng cryptocurrency gọi là BitGold vào năm 1998, tròn 10 năm sau đó, Bitcoin ra đời.

Szabo định nghĩa “smart contract” như những giao thức giao dịch được điện toán hóa nhằm thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Ông muốn mở rộng chức năng của các phương thức giao dịch điện tử, chẳng hạn như POS (point of sale – điểm bán hàng) cho lĩnh vực kỹ thuật số.

Follow Tiendientu on Telegram
tiendientu.org